Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

COLLAGEN TỪ ĐỘNG VẬT ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG

DÙNG COLLAGEN TỪ ĐỘNG VẬT 
ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG NGƯỜI CAO TUỔI 

Bs. Trần Văn Năm


Bệnh loãng xương người cao tuổi, đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới có tỉ lệ mắc bệnh rất cao.


Bệnh loãng xương là gì?

- Loãng xương là một bệnh (hay là hội chứng) chuyển hoá của xương với hai đặc điểm chính: khả năng chịu lực bị suy yếu và cấu trúc thay đổi, nên xương không còn bền chắc gây gãy xương. 

- Chẩn đoán khi đo mật độ khoáng xương (MĐX) thấp (T-score lớn hơn – 2,5).

- Xét nghiệm máu đo các chất chỉ dấu ấn xương (bone marker) hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi điều trị và dự báo loãng xương.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

Tác dụng của cây Lá đắng

LÁ “MẬT GẤU” CÓ TÁC DỤNG TRỊ BỆNH GÌ?

Bs. Trần Văn Năm

Hiện phong trào sử dụng lá cây “Mật gấu” làm thuốc rất phổ biến. Thực chất đây là cây Lá đắng (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống. Cây lá đắng (bitter leaf) có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á.

Cây Lá đắng

Tại Tp. HCM, người dân quen gọi cây Lá đắng với các tên: cây Mật gấu, cây Cơm kìa, cây Kim thất tai. Nhưng thực tế, 3 cây kể trên là tên của ba loại cây rất khác nhau về thực vật, thành phần hoá học cũng như tác dụng trị bệnh.

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2016

GIỖ BÁC SĨ NGUYỄN VĂN HƯỞNG LẦN THỨ 18

GIỖ BÁC SĨ NGUYỄN VĂN HƯỞNG LẦN THỨ 18

Bs. Trần Văn Năm


Nhân kỷ niệm 18 năm ngày mất (năm mất 1998) của Bs. Nguyễn Văn Hưởng, người đã phát triển và yêu cầu sử dụng phương pháp dưỡng sinh (PPDS) vào điều trị tại các Bệnh viện Y học cổ truyền. Từ đó đến nay, tập luyện được xem là một biện pháp không thể thiếu trong liệu trình điều trị tất cả các loại bệnh, nhất là các bệnh mạn tính không lây

Bs. Nguyễn Văn Hưởng luôn nhắc nhở đồng nghiệp và người bệnh phải phát huy khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của cơ thể bằng tập luyện (vì cơ thể là nhà máy sản thuốc hiện đại nhất), không quá lệ thuộc thuốc đưa từ ngoài vào. Nếu cần đến thuốc sẽ ưu tiên sử dụng thuốc từ thiên nhiên (trừ những trường hợp khẩn cấp, cấp cứu) đặc biệt là Thuốc Nam (thuốc mọc hoặc trồng ở Việt Nam).
Chúng tôi, những người tiếp tục công việc của Bs. Hưởng, vẫn luôn ghi nhớ và thực hiện.