Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Chăm sóc bệnh Đường Hô Hấp (P.2)

CHĂM SÓC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP (Phần 2)
Bs. Trần Văn Năm
Phần 1 tại đây

Chăm sóc bệnh Hen phế quản không dùng thuốc:

  • Vào ban đêm cần làm ấm lòng bàn chân, vùng lưng (khoảng gian bả vai – cột sống và thắt lưng) và trước cổ…có thể dùng phương pháp xoa ấn nhẹ nhàng các vùng kể trên với ít tinh dầu thực vật (Khuynh diệp, Tràm, Bạc hà…), 
  • Một số động tác cải thiện trương lực cơ – dây chằng – xương khớp lồng ngực:
C:\Users\Tri\Pictures\H. DS 1.jpg
C:\Users\Tri\Pictures\H. DS 2.jpg
C:\Users\Tri\Pictures\H. DS 4.jpg
C:\Users\Tri\Pictures\H. DS 5.jpg
C:\Users\Tri\Pictures\H. DS 3.jpg
C:\Users\Tri\Pictures\H. DS 6.jpgC:\Users\Tri\Pictures\H DS 7.jpg
  • Tập thở sâu: có thể áp dụng cách thở bụng với thanh quản mở, thực hiện như sau:

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Chăm sóc bệnh Đường Hô Hấp (P.1)

CHĂM SÓC BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP VÀO MÙA LẠNH (Phần 1)


Bs. Trần Văn Năm

Không khí lạnh - ẩm vào những ngày cuối năm, thường tăng tỉ lệ bệnh đường hô hấp trong đó có bệnh Hen (Hen phế quản) gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc học (trẻ nhỏ), ngày công lao động (người lớn) và kinh tế gia đình. Hen phế quản (HPQ) là một bệnh của cơ quan hô hấp do viêm gây phù nề, tiết dịchco thắt cơ của phế quản hậu quả là khó hít vào cũng như thở ra.

Cơ chế bệnh do những tế bào miễn dịch tạo ra phản ứng viêm. Bên cạnh khó thở thường kèm theo ho, cảm giác thắt chặt lồng ngực, tiếng thở rít, không thể nằm được. Cơn khó thở thường xảy ra ban đêm hoặc 3 – 5 giờ sáng.


(Hình minh hoạ)


Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

Bảo tồn nguồn Men trong cơ thể (P2)

BÍ QUYẾT ĐỂ SỐNG THỌ: BẢO TỒN NGUỒN MEN TRONG CƠ THỂ
(Bs. Trần Văn Năm)
Làm thế nào để bảo tồn nguồn Men trong cơ thể?
  • Ăn thức ăn tươi, sống là cách để bảo tồn nguồn Men và có được sức khoẻ tối ưu (nguồn dinh dưỡng tốt nhất của mẹ thiên nhiên). Động vật sống hoang dã không bị các bệnh thoái hoá mạn tính như con người và những động vật thuần dưỡng (Gia súc, gia cầm nuôi công nghiệp). Khi ăn thức ăn tươi sống con vật sống trong tự nhiên không bị những bệnh mạn tính thoái hoá.
C:\Users\Tri\Pictures\Củ - quả.jpg
(Hình minh hoạ)

Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

Bệnh là hồi chuông cảnh báo

BỆNH VỪA LÀ HOẠ VỪA LÀ PHÚC
(Bs. Trần Văn Năm)
“Sinh, lão, bệnh, tử” quy luật không ai tránh khỏi. Bệnh thường là người bạn đồng hành bất đắc dĩ với con người. Theo Tổ chức y tế thế giới, trong chúng ta hiện chỉ có 5% người là thực sự khoẻ mạnh (không phải uống thuốc, không phải đến thường xuyên đến gặp bác sĩ), 75% người là giả khoẻ mạnh (có bệnh nhưng chưa phải nhập viện điều trị), 20% người là bệnh thực sự và phải nằm viện để chăm sóc.
Con đường đi đến bệnh viện là đích đến của đa số chúng ta (trừ một số ít không bao giờ phải đến bệnh viện), quãng đường là bao xa tuỳ thuộc yếu tố di truyền và lối sống.
 

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Bảo tồn nguồn men trong cơ thể (P1)

ĂN UỐNG THUẬN VỚi TỰ NHIÊN ĐỂ SỐNG KHOẺ VÀ SỐNG THỌ
(Phần 1)
Bs. Trần Văn Năm
Thật không cường điệu để nói rằng “Thuận với tự nhiên sẽ sống và nghịch với tự nhiên thì chết”. Như Chúng biết, thuận với tự nhiên bao gồm nhiều nội dung như: phong cách sống và các hoạt động sống bao gồm: ăn uống, tập quán, thói quen, hành vi can thiệp vào môi trường...


Riêng lĩnh vực ăn uống rất quan trọng vì chúng ta sống không thể nhịn ăn – uống được. Nhưng lựa chọn thực phẩm và cách biến vẫn giữ được dưỡng chất là vấn đề không phải ai cũng biết.  

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Sức khỏe Đại tràng (phần 3)

Phần 3: LÀM SẠCH ĐẠI TRÀNG (RUỘT GIÀ) SỨC KHOẺ SẼ TĂNG
Bs. Trần Văn Năm

Đại tràng (ĐT) có nhiệm vụ: tham gia vào hệ miễn dịch (nhờ vào lợi khuẩn), chứa chất cặn bã và đào thải chúng ra ngoài.
Sau khi chất dinh dưỡng được hấp thu qua ruột non, phần còn lại của thực phẩm không cần thiết cho hoạt động của cơ thể (phân) thường chỉ lưu lại trong ĐT trung bình 24 giờ, nếu chúng ở lại lâu hơn (chứng táo bón) sẽ sinh ra các chất độc hại cho cơ thể.
Vì vậy việc làm sạch ĐT là việc làm cần thiết để phòng cơ thể bị nhiễm độc cũng như các bệnh Viêm ĐT, thậm chí ung thư ĐT…

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Khoảnh khắc cuộc sống

CẦN HÀNH ĐỘNG NGAY
KHÔNG CHỜ PHẢI “GIÀNH LẠI TỪNG KHOẢNH KHẮC” CỦA SỰ SỐNG
Bs. Trần Văn Năm
“GIÀNH LẠI TỪNG KHOẢNH KHẮC” một câu nói cho biết tính khẩn trương của tình trạng bệnh lý cấp cứu và ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mỏng manh: Nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.  Có lẽ, không ai trong chúng ta muốn rơi vào hoàn cảnh nan giải trên.

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

Chăm sóc Sức khỏe Đại Tràng (phần 2)

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ ĐẠI TRÀNG (ĐT)
(Phần 2)
Bs. Trần Văn Năm

Sức khoẻ ĐT tốt sẽ tốt cho sức khoẻ chung và tâm trí của bạn. Tăng sức khoẻ nhằm phòng bệnh viêm đại – trực tràng, bệnh túi thừa, đại tràng kích thích, ung thư đại – trực tràng và không xuất hiện vẻ mặt “viêm đại tràng mạn”.  Để đạt mục tiêu trên cần thực hiện chế độ ăn và lối sống hợp lý.

Thực hiện chế độ ăn hợp lý:
  • Tăng khẩu phần chất xơ (prebiotic) có trong các loại đậu, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… Tuy nhiên, cần chú ý loại bỏ gạo mốc, đậu phộng mốc,
  • Hạn chế thịt đỏ (con vật 4 chân), cân bằng lượng đạm động vật và thực vật, người cao tuổi cần tỉ lệ đạm thực vật cao hơn động vật,
C:\Users\Tri\Pictures\Củ - quả.jpg

Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017

Nên làm gì khi bị chứng Huyết Áp Thấp (phần 2)

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI BỊ HUYẾT ÁP THẤP

Thay đổi lối sống:
  • Nếu do bệnh phải kiêng muối quá chặt chẽ gây giảm Na+  máu, có thể   thêm ít muối vào bữa ăn hàng ngày,
  • Uống thêm nước cho đủ khoảng 1,5 lít ngày,
  • Người có suy tĩnh mạch cần mang tất trị bệnh, ngủ nằm ngửa với vị trí cằng chân cao khoảng 10 cm. Không ngủ với gối quá cao.
  • Hạn chế rượu, ăn đủ chất, thở sâu trước khi ngủ,  ăn chia nhiều bữa nhỏ, vấn đề café, trà… sử dụng lượng phù hợp.
  • Tập Dưỡng sinh, Yoga, Thiền định…
  • Không thay đổi tư thế đột ngột (từ nằm sang ngồi hay ngồi sang đứng), không nên thường xuyên nằm võng.

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

Nên làm gì khi bị chứng Huyết Áp Thấp (phần 1)

NÊN LÀM GÌ KHI BỊ CHỨNG HUYẾT ÁP THẤP
Bs. Trần Văn Năm
Không quá lo lắng khi bị Huyết áp thấp (HAT), cần tìm hiểu các thông tin có ích trong bài viết này. Gọi là HAT khi đo huyết áp đúng kỹ thuật (xem bài Đông y điều trị tăng huyết áp) mà số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg.

Thứ Bảy, 23 tháng 9, 2017

Sức khỏe tuổi về hưu

TẠI SAO NGƯỜI VỀ HƯU THƯỜNG MẮC NHIỀU BỆNH?
Bs. Trần Văn Năm

Đồng hành với tuổi cao là sự xuống cấp các hoạt động sống của tế bào, cơ quan…đồng thời các bệnh tiềm ẩn khi còn trẻ cũng trỗi dậy, có thể xuất phát từ: bệnh nghề nghiệp, dinh dưỡng không hợp lý, rượu – bia, thuốc lá, lao động sai tư thế…Tuy nhiên, cùng một độ tuổi (tuổi khai sinh thật) như nhau nhưng có người lại phải đếm từng loại thuốc để uống hàng ngày, nhưng có người chưa cần phải uống bất cứ loại thuốc nào!


Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Chăm sóc Sức khỏe Đại Tràng

CẦN CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CỦA ĐẠI TRÀNG (RUỘT GIÀ)
NHẰM KHÔNG XUẤT HIỆN “VẺ MẶT VIÊM ĐẠI TRÀNG”

Bs. Trần Văn Năm



Hệ Tiêu hoá nói chung và Đại tràng nói riêng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khoẻ con người, theo Đông y Bộ máy tiêu hoá thuộc Hệ thống chức năng TỲ - Vị *.  Đại tràng còn gọi là Ruột già, nó được ví như nhà máy xử lý rác thải.

Khi “rác thải” tức là các sản phẩm thừa sau khi được dạ dày – ruột non – mật và các tuyến tiêu hoá, thực hiện quá trình dị hoá, hấp thu sẽ còn sản phẩm dư thừa (phân) cần thải ra bỏ ngoài. Các sản phẩm cặn bả, dư thừa này chỉ lưu trú tại ruột già trung bình 12 –đến 24 giờ để hấp thu tiếp phần nước còn lại và sau đó phải được đưa ra ngoài.

Thứ Bảy, 2 tháng 9, 2017

Hội Nghị APEC về y tế 2017



VIỆC CẦN LÀM NGAY
QUA HỘI NGHỊ APEC 2017 VỀ Y TẾ

Trần Văn Năm

Ngày 24/8/2017 tại Tp.HCM, cuộc họp cao cấp lần thứ 7 về y tế và tài chính trong khuôn khổ chương trình hội nghị lần thứ 3 các quan chức cao cấp (SOM 3= Third Senior Official’s Meeting) diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái bình dương 2017 (APEC = Asia-Pacific Economic Cooperation). Kết quả Hội nghị bước đầu thống nhất 2 vấn đề y tế hiện nay và tương lai:


  • “xác định những giải pháp, chính sách phù hợp để xây dựng tài chính y tế bền vững cho sức khoẻ công đồng, tiến tới bao phủ sức khoẻ toàn dân”. 
  • “cần tập trung chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi và phòng chống các bệnh không lây nhiễm, tăng cường phòng chống lao – lao kháng thuốc và bệnh ung thư ”. 

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Cảnh giác với các thuốc Xương khớp

CẨN TRỌNG VỚI CÁC THUỐC TRỊ ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP
Bs. Trần Văn Năm

Số người bị đau nhức khớp – xương đến khám tại các phòng khám Đông hoặc Tây y hiện chiếm tỉ khá cao (hơn 60%).

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Sử dụng nấm Linh Chi

NẤM LINH CHI “TƯƠI” CÓ ĂN ĐƯỢC KHÔNG VÀ ĂN ĐỂ LÀM GÌ?

Bs. Trần Văn Năm


Linh chi có nhiều tên gọi: nấm Vạn năm, nấm thần tiên. Tên Việt Nam là Linh chi, LingZhi (tiếng Trung Quốc), Reishi (tiếng Nhật bản). Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr.) Karst.

Linh chi được dùng chữa bệnh từ hàng ngàn năm và được xếp hạng Thượng dược (vị trí số 1) trên cả Nhân sâm [theo Thần Nông Bản Thảo].

Gần đây, một số nơi bán vài loại nấm mềm (có thể bóp vụn) dạng như các nấm làm thực phẩm khác và ghi tên là nấm Linh chi, chúng ta cần tìm hiểu để tránh sử dụng nhầm lẫn.

Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2017

Loãng xương và bệnh Ung bướu

CẢNH GIÁC LOÃNG XƯƠNG TRÊN NGƯỜI BỆNH UNG BƯỚU (UB)
Bs. Trần Văn Năm

Vì sao người bệnh UB bị loãng xương?

Hầu như tất cả người bệnh UB có ảnh hưởng xấu trên khung xương. UB là yếu tố nguy cơ lớn vừa giảm mật độ khoáng của toàn bộ khung xương vừa cục bộ (từng bộ phận). Khi đánh giá mật độ khoáng của xương (đo độ loãng xương) cho thấy khác biệt quan trọng giữa người bệnh UB và người không bệnh. Mất xương ở người bệnh UB do kết quả của nhiều yếu tố phối hợp với nhau:
Tế bào Ung thư

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Chứng rối loạn Tâm - Thể

LÀM GÌ ĐỂ KIỂM SOÁT CHỨNG RỐI LOẠN TÂM – THỂ

Bs. Trần Văn Năm


Tại sao bị Rối loạn tâm –thể?

Khi tâm trạng không ổn định, xung đột cuộc sống gia đình – xã hội, hưng phấn - ức chế mất cân bằng nếu không kiểm soát được sẽ gây rối loạn cảm xúc: lo, sợ, buồn, chán, uất, hận. Các cảm xúc trên tác động đến cơ thể gây ra một số biểu hiện ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh (mặc dù giai đoạn đầu chưa thể phát hiện tổn thương khi khám bệnh và xét nghiệm), còn gọi rối loạn tâm – thể (psychosomatic disorder, somatoform disorder). Cơ chế sinh bệnh (biểu hiện có khác nhau tuỳ cơ địa của mỗi người):


Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Điều trị bệnh Gout bằng YHCT

ĐIỀU TRỊ BỆNH GOUT KHÔNG CHỈ BẰNG:
COLCHICINE HOẶC ALLOPURINOL

BS. Trần Văn Năm

Nhận biết tăng acid uric máu: ngoài biểu hiện đau khớp để chẩn đoán chính xác cần xét nghiệm máu:

  • Bình thường acid uric trong máu được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7, 0 mg/dl (420 micromol/l).
  • Tăng acid uric máu khi: 
    • Nam là trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l)
    • Nữ trên 6, 0 mg/l (360 micromol/l).


Tại sao acid uric trong máu tăng? Đôi khi không tìm được nguyên nhân, nhưng có thể gặp trong các nguyên nhân sau:

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Men gan Gamma GT

CÁCH NHẬN BIẾT CHẤT OXIDE HOÁ TĂNG TRONG CƠ THỂ

Bs. Trần Văn Năm

Khi có các biểu hiện thường gặp của tăng chất oxide hoá (oxidative stress) trong máu: mệt mỏi, khả năng tập trung kém, năng suất làm việc giảm, tiêu hoá kém, thở gấp khi gắng sức, hội chứng suy nhược mạn tính…một xét nghiệm cần thực hiện là định lượng men Gama - GT (ɤ Glutamyl Transferase, GGT) trong máu.


Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2017

Thuốc lá và bệnh Xương khớp

HÚT THUỐC LÁ VÀ BỆNH XƯƠNG KHỚP

Bs. Trần Văn Năm


Ai cũng biết hút thuốc lá (HTL) là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tăng tỉ lệ mắc và tử vong của bệnh tim mạch và nhiều loại ung thư khác nhau trên người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng HTL góp phần gây ảnh xấu đến hệ cơ – xương – khớp. Đặc biệt HTL gây loãng xương và tăng tỉ lệ người bị gãy xương.

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Cây Bìm bịp trị bệnh gì?

CÂY BÌM BỊP (BB) TRỊ BỆNH GÌ?
Bs. Trần Văn Năm

Cây Bìm bịp (cây Xương khỉ, cây Liền xương) là loại dược liệu dùng trị bệnh trong dân gian, phổ biến ở một số nước Châu Á, Châu Phi, Nam – Trung Mỹ và Đông Nam Á như Thái lan, Indonesia, Malaysia, Trung quốc…tại Việt Nam những năm gần đây nhiều người giới thiệu nhau để trị một số bệnh thường gặp như: đau xương khớp, viêm niêm mạc lưỡi – miệng, bệnh ngoài da…


Theo nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng tại Malaysia, Thái lan thông báo một số kết quả sau:

Hình ảnh hoa câp bìm bịp
Cây Bìm bịp (Clinacanthus nutans, Họ: Acanthaceae)

Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Liệu pháp thiên nhiên chăm sóc người bệnh Ung thư

LIỆU PHÁP THIÊN NHIÊN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ
Bs. Trần Văn Năm
1. Tăng sức đề kháng của cơ thể:
C:\Users\Tri\Pictures\Dưỡng sinh.jpg
  • Phơi nắng: cần khoảng 15 phút mỗi sáng sớm, giúp cơ thể có đủ lượng vitamin D cần thiết (kích thích tế bào T của hệ miễn dịch, kiểm soát yếu tố gây bệnh),

  • Tập thể dục (Dưỡng sinh, yoga, đi bộ…) 30 phút mỗi ngày, kết hợp thở sâu (thở cơ hoành: hít vào bụng phình căng), 

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

COLLAGEN THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH LIỀN XƯƠNG

GÃY XƯƠNG CẦN BỔ SUNG ĐỦ COLLAGEN
Bs. Trần Văn Năm
1. Các giai đoạn liền xương: sau gãy xương sẽ lành qua 4 giai đoạn
Haematoma of the Bone
1. Giai đoạn viêm: xuất hiện ngay sau khi gãy xương và kéo dài từ 3 – 5 ngày, vùng da tại chỗ phù nề, đỏ, bầm máu và đau khi ấn (haematoma).
Soft Callus
2. Giai đoạn can xương mềm (soft callus): khoảng 4 ngày đến 3 tuần sau gãy xương. Do phản ứng sinh học, các nguyên bào sợi hiện diện trong mô hạt bắt đầu hình thành sụn và sụn dạng sợi (chủ yếu là collagen) sẽ lắp đầy khoảng trống giữa 2 mãnh xương gãy.
Hard Callus

3. Giai đoạn can xương cứng (hard callus): từ 1 đến 3 tháng sau gãy xương. Đây là quá trình phóng thích chất khoáng như calcium, phosphate vào trong mô sụn, cần chất collagen hình thành cầu xương trên vị trí xương gãy.

Enlarged Healing Bone
4. Giai đoạn tái cấu trúc: Gồm 2 bước:
+ Sửa chữa vùng can xương: kéo dài 1 đến vài năm, trả lại cấu trúc mô học bình thường của xương.
+ Phục hồi hình thể xương: liên tục vài năm. Trẻ em phục hồi  hình thể xương tốt hơn người lớn.

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Bạn cần thải độc khi nào?

NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO BẠN CẦN THANH LỌC CƠ THỂ?
Bs. Trần Văn Năm
Hằng ngày chúng ta tiếp xúc hoặc đưa vào người rất nhiều loại độc tố (virus, vi khuẩn, kim loại nặng, thuốc kích thích tăng trưởng) từ môi trường, mỹ phẩm và thức ăn nước uống . Nếu “nhà máy chống độc” của cơ thể (gan – dạ dày ruột, thận, các loại men, hệ miễn dịch, tuyến mồ hôi, hệ hô hấp) hoạt động tốt và đồng bộ cơ thể chưa bệnh.
Nhưng theo thời gian, chất độc tiếp tục được đưa vào và “nhà máy chống độc” làm việc kém hiệu quả, cơ thể bạn sẽ nhiễm độc và có thể xuất hiện các dấu hiệu được trình bày dưới đây (có giá trị khi các biểu hiện trên tồn tại từ vài tuần trở đi):

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Kiểm soát già trước tuổi

SẼ GIÀ TRƯỚC TUỔI NẾU THIẾU CHẤT COLLAGEN
Bs. Trần Văn Năm
Collagen là chất giàu protein nhất trong cơ thể. Collagen được tìm thấy nhiều trong mô xương, da, cơ, gân và dây chằng. Collagen đóng vai trò như một “giàn giáo”,  làm chỗ tựa của các chất khoáng (Ca, Mg, phosphorus…) và tạo nên cấu trúc – hình dạng cũng như độ bền của tất cả các cơ quan bộ phận trong cơ thể.
Collagen thiếu khi tuổi cao hoặc cung cấp không đủ. Tuy nhiên, nguy hiểm hơn cả là nhiều người tuổi chưa cao đã già sớm vì vô tình gây tổn hại đến chất lượng và/hoặc số lượng Collagen.
C:\Users\Tri\Pictures\Da lão hoá do cigarette.jpg

Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017

Cơ thể nhiễm độc

CHÚNG TA ĐANG BỊ NHIỄM ĐỘC NHƯ THẾ NÀO???
Bs. Trần Văn Năm
1. Thực trạng:
Con người hiện nay đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ tinh thần lẫn thể chất. Cơ thể chúng ta hàng ngày bị nhiễm độc một cách âm thầm. Có thể ngày hôm nay chúng ta chưa cảm nhận được gì rõ rệt, nhưng sau 5 – 10 năm sẽ là vấn đề to lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ , hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình.

  • Nhịp sống hối hả, tiếp cận công nghệ hiện đại, cường độ lao động cao kèm nhiều mối lo toan, mất cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi,

  • Dinh dưỡng thường dựa vào thức ăn chế biến sẵn, lương thực nhiễm độc (chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu sử dụng không đúng quy cách…) và môi trường ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng (nguồn nước sinh hoạt nhiễm kim loại nặng, khí – nước thải từ nhà máy xe cộ),

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

YHCT và bệnh Thiếu Máu Cục Bộ Mạn Tính (Phần 2)

Y DƯỢC CỔ TRUYỀN (YDCT) CHỮA TRỊ
BỆNH TIM THIẾU MÁU CỤC BỘ (TMCB) MẠN TÍNH (phần 2)
Bs. Trần Văn Năm
VAI TRÒ CỦA YDCT CHỮA TRỊ BỆNH TIM TMCB:
Người thầy thuốc YDCT nhận biết: đau là do có sự không lưu thông, tắc nghẽn (Thống tất bất thông).

  • Biểu hiện của tắc nghẽn:
  • Ứ huyết ở lưỡi, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn
  • Ngón tay dùi trống, tím môi, lòng bàn tay son.
  • Biểu hiện của đàm thấp (là nguyên nhân gây tắc nghẽn)
  • U vàng (Xanthelasma) quanh mắt; đục rìa giác mạc (Arcus cornea).
  • Người thừa cân - béo phì.