Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Bác sĩ còn được gọi là "Thầy thuốc"

TẠI SAO BÁC SĨ CÒN ĐƯỢC GỌI LÀ THẦY THUỐC
Bs. Trần Văn Năm
Người làm nghề chăm sóc, hướng dẫn cách giữ gìn và phục hồi sức khoẻ khi ai đó bị bệnh, người đó được gọi là bác sĩ hay “thầy thuốc”. Hai chữ Thầy thuốc bao hàm liên quan đến vai trò thầy thuốc.

  • Thầy: người hướng dẫn cho người khác các kiến thức về y học biết cách phòng và trị bệnh. Nếu vị bác sĩ đó làm việc trong bệnh viện còn phải truyền đạt kiến thức từ các tiền bối cũng như kinh nghiệm có được trong quá trình thực hành cho các đồng nghiệp trẻ tuổi.
  • Thuốc: chỉ các phương tiện (thuốc, trang thiết bị y tế) để trị bệnh bằng nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu…
Tóm lại, “thầy thuốc” là người có nhiệm vụ hướng dẫn và sử dụng thành thạo thuốc và các phương tiện y tế nhằm mục tiêu phục hồi sức khoẻ cho người bệnh.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Hội chứng trào ngược Dạ dày Thực quản (Phần 2: YHCT)

Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ
HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN (tt)
Bs. Trần Văn Năm
Heartburn and Acid Reflux
1. Không dùng thuốc:
  • Tập Dưỡng sinh hay Yoga: Ổn định thần kinh bằng tập luyện dưỡng sinh kết hợp với thở sâu để cân bằng co bóp và thư giãn cơ của ống tiêu hoá.

Thực hành yoga góp phần điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh trong đó có hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Qua nghiên cứu của các tác giả: Dharmesh Kaswala, Shamik Shah, Avantika Mishra, Hardik Patel, Nishith Patel, Pravesh Sangwan, Ari Chodos, và Zamir Brelvi, đăng trong Int J Yoga. 2013 Jul-Dec; 6(2): 131–133.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Hội chứng trào ngược Dạ dày Thực quản (GERD)

Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ  
HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
Gastroesophageal Reflux Disease (GERD)
Bs. Trần Văn Năm
C:\Users\Tri\Pictures\gastroesophageal_reflux.jpg
Một bệnh lý rất phổ biến, bệnh thường kéo dài và dễ tái phát. Đây là vấn đề y tế toàn cầu, chữa trị đòi hỏi sự kiên trì và bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống.  
1. Cơ chế bệnh sinh:
  • Mất hàng rào chống trào ngược thực quản,
  • Cơ chế chính là giãn cơ thắt dưới của thực quản (lower esophageal sphincter), mất đồng bộ giữa đóng – mở cơ thắt dưới thực và co bóp của dạ dày.
  • Trào ngược gây: viêm thực quản, loét, co dúm niêm mạc,…

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Đôi chân mỏng manh, dễ gãy

TĂNG NGHỊ LỰC CHO ĐÔI CHÂN MONG MANH DỄ GÃY
Chặng đường 6 năm không phải là dài, nhưng 6 năm cùng sống và theo dõi từng động tác và bước đi mong manh của các trẻ bị bệnh Tạo xương bất toàn hay còn gọi là Xương thuỷ tinh (XTT) quả là cuộc hành trình dài đằng đẵng.

Chúng tôi, những thầy thuốc cùng những người không nằm trong đội ngũ ngành y, nhưng với tấm lòng yêu thương và sự cảm thông những niềm đau và nỗi khổ của gia đình và người bệnh XTT. Chăm sóc một trẻ sinh ra phát triển bình thường cũng đôi khi gặp khó khăn và mệt mỏi, trong khi các trẻ bị bệnh XTT vốn sinh ra đã phải chịu đau đớn vì những lần xương tự gãy hoặc do một va chạm không đáng kể thậm chí chỉ động tác ho, hắt hơi… chúng ta thử tưởng tượng khi nuôi nấng và chăm sóc sẽ vất vả biết là bao!