Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Bệnh Ung thư: Phòng hiệu quả hơn chữa

BỆNH UNG THƯ: PHÒNG HIỆU QUẢ HƠN CHỮA
Bs. Trần Văn Năm

Bệnh tật mắc phải (khác với bệnh bẩm sinh) xuất hiện không phải khi cơ thể già đi mà có thể từ một người còn rất trẻ. Từ bệnh nhiễm, bệnh mạn tính không lây cho đến loại bệnh lý luôn gây ám ảnh và lo sợ cho nhân loại: bệnh ung thư. Như chúng ta biết, mầm mống bệnh ung thư luôn có trong cơ thể chúng ta ở dạng tiềm ẩn, mai phục đợi thời cơ để bùng phát.

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Đông Y phòng nghẽn mạch máu (phần 2)

ĐÔNG Y (ĐY) PHÒNG NGHẼN MẠCH MÁU Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Bs. Trần Văn năm
Theo phần 1, hậu quả nguy hiểm của đông máu là tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch chi…Biện pháp dự phòng là cách chữa trị hiệu quả và giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình cũng như xã hội.

1.    Can thiệp vào yếu nguy cơ: biện pháp không dùng thuốc và thay đổi lối sống
  • Uống đủ nước khoảng 1,5 – 2 lít nước sạch mỗi ngày.
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế tối đa uống rượu – bia.
  • Kiểm soát cân nặng, không thừa cân – béo phì.
  • Không ăn quá ngọt hoặc quá mặn để phòng bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường, vữa xơ động mạch.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Hậu quả của tăng đông máu người cao tuổi

GIẢM TUẦN HOÀN MÁU Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Bs. Trần Văn Năm

Phần 1: Hậu quả của giảm tuần hoàn máu là biến cố trên tim – mạch

Tuần hoàn máu giảm sẽ hạn chế cung cấp máu đến các mô của cơ thể và  thường kết hợp với tăng độ nhớt của máu. Độ nhớt máu bị ảnh hưởng bởi lượng nước, chất điện giải, protein, albumin và  các huyết cầu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) trong đó hồng cầu và nước đóng vai trò chính. Khí hậu cũng ảnh hưởng độ nhớt máu, giảm 1 0c độ nhớt máu sẽ tăng khoảng 2%. Người cao tuổi có khuynh hướng tăng độ nhớt máu, dễ hình thành huyết khối gây ảnh hưởng đến sự trao đổi chất dinh dưỡng ở mức độ tế bào, tạo gánh nặng đến chức năng tim mạch, giảm tưới máu đến cơ quan.

RAU MÁ VỪA LÀ RAU VỪA LÀ THUỐC

RAU MÁ VỪA LÀ RAU VỪA LÀ THUỐC 
THAM GIA CHỮA TRỊ NHIỀU BỆNH PHỔ BIẾN

Bs. Trần Văn Năm

Rau má có tên khoa học Centella asiatica (Gotu Kola). Loại rau được dùng  làm thuốc rất phổ biến trên các nước thuộc Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Theo Đông y: Rau má có vị ngọt, đắng, chua; tính mát. Có tác dụng hạ nhiệt, chống viêm, kháng khuẩn (hô hấp, tiêu hoá, hệ tiết niệu)…


Thành phần hoá học: rau má có tinh dầu, lipid, sitosterol, tannin, chất nhựa. Ngoài ra còn chứa các glycoside đắng tên asiaticosid và centellosid. Tinh dầu (trong rễ và lá) là vellarine, acid pectic và chất nhựa.  Hiện nay, một số tác giả hoạt chất chính của RM là nhóm chất Saponin (acid asiatic, acid brahmic với cấu trúc triterpen có tác dụng trên mô liên kết, tái tạo mô nên lành sẹo tốt [1]



Những tác dụng nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng [2], [3]: 

- Tăng nhận thức: RM hoạt hoá protein được biết là MAPKs (Mitogen-activated protein kinases), do gây phóng thích yếu tố phát triển tế bào thần kinh tên là Brain-derived  Neurotrophic factor (BDNF).

- Bảo vệ thần kinh: các hoạt chất của RM gây ức chế một số enzyme có hại tế bào thần kinh như trong bệnh Alzheimer (phòng ngừa sự hình thành những mãng amyloid); bệnh Parkinson (tế bào thần kinh bị tổn thương nên giảm tiết chất Dopamine), và giảm stress oxy hoá.

- Tốt cho tim mạch, đặc biệt chống suy tĩnh mạch: nhờ vai trò chống viêm và có hoạt tính của antioxidant mạnh,  đặc biệt nó tăng tiết những phân tử IL-1 từ những đại thực bào;  giải thích một phần cơ chế tác dụng điều trị suy tĩnh mạch.

- Tái tạo da, lành vết thương: cuối cùng, RM còn ức chế một nhóm enzyme mà phá huỷ chất collagen trong khi đó RM còn kích thích tăng tỉ lệ tổng hợp collagen nên giúp mau liền vết thương.

- Giải lo âu,

- Chống viêm, chống dị ứng, chống ngứa: nhờ vào các glycoside như asiaticoside, madecassoside cũng như các triterpene.

Hiện nay Rau má là thành phần chủ yếu của nhiều chế phẩm khác nhau như: Censikan, Cenditan (Công ty dược FP pharma), thuốc mỡ bội Medecassol (Roche). Đặc biệt Rau má có thành phần của bài thuốc Toa căn bản (BS. Nguyễn Văn Hưởng sưu tầm) sử dụng chữa trị có hiệu quả trên các bệnh nhiễm do virus, vi khuẩn giai đoạn đầu (sốt siêu vi, sốt xuất huyết Dengue, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật), dị ứng thức ăn…

Tài liệu tham khảo:

[1] Đỗ Tất Lợi (2015), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Hồng Đức, tr. 631-632.
[2] PubMed (Mathew George, Lincy Joseph, và Ramaswamy, African  Journal of Traditional,  Complementary and  Alternative  Medicines. 2009; 6(4): 554–559. Published online 2009 Jul 3. PMCID: PMC2816466).
[3] Pubmed (Ilkay Erdogan Orhan1, Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine Volume 2012 (2012), Article ID 946259, 8 pages).

Cao xương cá sấu trong điều trị loãng xương, góc nhìn của một nhà nghiên cứu

(Bài đăng trên STINFO số 7/2016)

Khi nói đến điều trị loãng xương, các thầy thuốc thường sử dụng các thuốc ức chế hủy cốt bào, liệu pháp đồng hoá bằng các thuốc có nguồn gốc hóa dược hay bổ sung canxi, vitamin D. Tuy nhiên, do chi phí điều trị khá cao và phản ứng phụ của thuốc nên người bệnh thường bỏ dở. Hiện nay, việc sử dụng cao xương cá sấu trong điều trị có chi phí vừa phải, rất ít phản ứng phụ đang mở ra cách tiếp cận mới giúp hạn chế gãy xương, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.