DÙNG COLLAGEN TỪ ĐỘNG VẬT
ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG NGƯỜI CAO TUỔI
Bs. Trần Văn Năm
Bệnh loãng xương người cao tuổi, đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới có tỉ lệ mắc bệnh rất cao.
Bệnh loãng xương là gì?
- Loãng xương là một bệnh (hay là hội chứng) chuyển hoá của xương với hai đặc điểm chính: khả năng chịu lực bị suy yếu và cấu trúc thay đổi, nên xương không còn bền chắc gây gãy xương.
- Chẩn đoán khi đo mật độ khoáng xương (MĐX) thấp (T-score lớn hơn – 2,5).
- Xét nghiệm máu đo các chất chỉ dấu ấn xương (bone marker) hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi điều trị và dự báo loãng xương.
Tại sao bị loãng xương?
Xương là một mô sống luôn có sự cân bằng động giữa hai quá trình tiêu huỷ tế bào xương già và tạo tế bào xương trẻ. Sự cân bằng này sẽ thay đổi theo thời gian:
- Từ lúc trẻ đến tuổi trưởng thành, quá trình tạo xương mới sẽ hoạt động mạnh hơn. Nồng độ calci trong xương thấp và chất collagen (keo xương) cao.
- Sau khi cơ thể phát triển ổn định (khoảng 25 – 30 tuổi) quá trình tạo xương mới sẽ cân bằng với quá trình tiêu xương cũ. Có sự cân bằng giữa calci và collagen.
- Đến giai đoạn tiền mãn và mãn kinh (khoảng sau 45 tuổi) quá trình tiêu xương xảy ra mạnh hơn tạo xương, lượng calcium giảm ít, nhưng chất collagen giảm nhiều và gây ra chứng hay bệnh loãng xương.
- Tế bào tiêu xương (osteoclast) có vai trò quan trọng trong chu chuyển xương, đặc biệt sự tái tạo xương vì giúp loại bỏ xương già cỗi, tạo điều kiện cho tạo cốt bào thành lập xương mới. Do đó, không phải mọi trường hợp đều cần sử dụng các thuốc ức chế tế bào tiêu xương.
- Tế bào tạo xương (osteoblast) giảm về lượng và chất trong quá trình tuổi cao nên sự tổng hợp collagen và tạo xương mới bị hạn chế. Vì vậy, cần sử dụng thuốc kích thích hoạt động của tạo cốt bào.
Điều trị bệnh như thế nào là hợp lý?
Từ sinh lý bệnh học của bệnh loãng xương cho thấy cách dùng thuốc ức chế hoạt động tế bào tiêu xương kéo dài và bổ sung nhiều calcium là không phù hợp, vì tạm thời giúp xương cứng (tăng mật độ xương) nhưng không chắc và bền. Hiện nay, khi cung cấp chất keo xương (bản chất là collagen) từ cao xương động vật cho thấy hiệu quả cao: tăng mật độ xương, cải thiện chỉ dấu ấn xương, phục hồi vận động, chi phí vừa phải, rất ít phản ứng ngoại ý, cải thiện chất lượng sống người bệnh.
Lời kết:
Từ trước đến nay, khi nói đến điều trị loãng xương các thầy thuốc thường nghĩ đến sử dụng các thuốc ức chế huỷ cốt bào hoặc liệu pháp đồng hoá bằng các thuốc có nguồn gốc hoá dược hay bổ sung calcium, vitamin D. Tuy nhiên, sự tuân thủ điều trị của người bệnh không tốt vì phản ứng không mong muốn và chi phí cao. Liệu pháp bổ sung chất collagen từ cao xương động vật mở ra cách tiếp cận mới giúp chữa trị bệnh loãng xương.