Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

CHIẾC VÕNG: LỢI BẤT CẬP HẠI

Bs. Trần Văn Năm

Sẽ vô cùng thoải mái khi được nằm thả người trên chiếc võng, trong những buổi dã ngoại cuối tuần, dưới tán cây trong khu vườn tĩnh lặng. Câu thơ nói lên cảm giác êm đềm, ngọt ngào khi: “Võng đưa mẹ hát ru con, à ơi con ngủ cho ngon giấc nồng”, thật vậy, tuổi thơ đa phần trẻ em Việt Nam ít nhiều có dịp trải  nghiệm lúc được mẹ ru trên chiếc võng đong đưa. Tuy nhiên, khi nằm võng thường xuyên, chắc chắn: “lợi bất cập hại”, nghĩa là lợi thì ít, nhưng hại cũng không nhỏ cho sức khỏe, đặc biệt ở người có bệnh lý của cột sống. Chúng ta cần những cái lợi và hại của những người chọn chiếc võng là phương tiện nằm khi nghỉ ngơi.


Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2018

Để Tình Yêu Mãi Xanh (Phần 2)

LÀM GÌ ĐỂ TÌNH YÊU MÃI XANH

Bs. Trần Văn Năm

III. LÀM GÌ ĐỂ GIỮ TÌNH YÊU MÃI XANH

1. Giữ tâm trạng hạnh phúc trong hoạt động tình dục:  


  • Như để có bữa ăn ngon, cần có sự tham gia của ngũ quan như: mũi để ngữi hương vị của thức ăn; mắt nhìn màu sắc đa dạng; tai để nghe lời mời, câu chuyện thân tình giữa các thành viên trong gia đình hay bạn bè thân thiết…một cuộc vui tình ái không thể thăng hoa nếu thiếu ánh mắt trìu mến, lời nói êm tai, không gian hữu tình, mùi hương dịu ngọt…
  • Nhà văn hào William Shakespeare đã nói: “Tình yêu của các chàng trai không nằm ở phía tim mà ở đôi mắt” nói lên phần nào tính chất đa yếu tố ảnh hưởng đến cuộc yêu.

Để Tình Yêu Mãi Xanh (Phần 1)

LÀM GÌ ĐỂ TÌNH YÊU MÃI XANH

Bs. Trần Văn Năm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Cuộc sống không thể thiếu tình yêu thương với cha mẹ, anh em, bạn bè, cộng đồng. Thiếu tình yêu thương như cây thiếu màu xanh. Riêng tình yêu giữa nam và nữ rất cần màu xanh để cuộc sống có thêm nhiều bài thơ tình bất hữu. Đời sống lứa đôi sẽ giảm hương vị nếu sức khỏe tình dục như chiếc lá vàng trên cành khô trước gió. Giữ tình yêu mãi xanh là niềm mơ ước của nhiều người. Chúng ta cần nhận diện những yếu tố nào gây cho “cành cây tình yêu” sớm bị tàn úa hay chết yểu?


Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

Phòng Dịch Bệnh

LÀM GÌ ĐỂ HẠN CHẾ TRẺ PHẢI NHẬP VIỆN TRONG MÙA DỊCH BỆNH 
Bs. Trần Văn Năm

Vào những thời điểm dịch bệnh bùng phát, nhiều bệnh viện nhi tại các thành phố lớn rơi vào tình trạng giường bệnh bị quá tãi trầm trọng. Bên cạnh vấn đề bệnh nhi chịu tổn hại sức khỏe và thời gian học tập, phụ huynh hoặc người thân mất ngày giờ công lao động, kinh tế gia đình sẽ ảnh hưởng không nhỏ. Các dịch bệnh thường gặp: tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp, sởi…


Mặc dù Ngành y tế đã thực hiện nhiều biện pháp như tiêm phòng, phổ biến kiến thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Nhưng xem ra  hàng năm chúng ta phải rượt đuổi “hụt hơi” với tỉ lệ trẻ mắc bệnh năm sau cao hơn năm trước. Tại sao vậy? có rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây dịch bệnh ngày càng tăng. Tuy nhiên, có một nguyên nhân mà phụ huynh (hoặc người nuôi dưỡng) có khả năng nhận dạng và kiểm soát được: sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, đây là thủ phạm góp phần tăng tỉ lệ trẻ nhiễm bệnh. Sức đề kháng hay nói khác đi đó chính là khả năng phòng chống các tác nhân gây bệnh từ ngoài vào cơ thể như siêu vi, vi trùng, độc chất hại từ môi trường...

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2018

Để Bệnh Ung Bướu Không Phải Là “Dấu Chấm Hết”

ĐỂ BỆNH UNG BƯỚU KHÔNG PHẢI LÀ “DẤU CHẤM HẾT”

Bs. Trần Văn Năm

1. CẬP NHẬT THÔNG TIN BỆNH UNG BƯỚU (BỆNH K):

Ung bướu, căn bệnh quái ác và là nỗi ám ảnh của mọi người. Nó đang thách thức trí tuệ của toàn nhân loại. Khi mắc bệnh sẽ là nỗi đau vừa thể xác vừa tinh thần. Hiện nay, tỉ lệ bệnh mắc mới ngày càng tăng, xu hướng chưa kiểm soát được và tạo gánh nặng về kinh tế cho bản thân cũng như gia đình. Vì thế, phải luôn có ý thức phòng bệnh ngay từ khi còn trẻ, không để quá muộn.

  
H. minh hoạ, tế bào ung bướu

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2018

Nhâm Sâm và Tăng Huyết Áp

NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP CÓ UỐNG ĐƯỢC NHÂN SÂM KHÔNG?

Bs. Trần Văn Năm

Nhân sâm (NS) hiện có 3 loại được dùng ở Việt Nam [1, PubMed],
Họ: Araliaceae.
  • Sâm Châu Á (Panax ginseng, có tài liệu gọi Hồng sâm),
  • Sâm Hoa kỳ (Panax quinquefollium L., Bạch sâm), 
  • Sâm K5 – Ngọc Linh (Panax vietnamensis Hà et Grushv).

Mục đích sử dụng gần giống nhau, tuy nhiên khác nhau về tính chất, hàm lượng hoạt chất và liều lượng tuỳ thể trạng người sử dụng.

Thuật ngữ: Panax, tiếng Hy lạp có nghĩa chữa lành tất cả (All healing, Panacea) và Shen – seng nghĩa là Man – root, vì củ có dạng giống người..

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

Hút Thuốc Lá và Bệnh Xương Khớp

THUỐC LÁ LÀ KẺ THÙ GIẤU MẶT CỦA BỆNH XƯƠNG KHỚP

Bs. Trần Văn Năm

Ai cũng biết hút thuốc lá (HTL) là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tăng tỉ lệ mắc và tử vong của bệnh tim mạch và nhiều loại ung thư khác nhau trên người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng HTL góp phần gây ảnh xấu đến hệ cơ – xương – khớp. Đặc biệt HTL gây loãng xương và tăng tỉ lệ người bị gãy xương.


Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Bạn Là Những Gì Bạn Ăn

BẠN SẼ LÀ NHỮNG GÌ BẠN ĂN 

Bs. Trần Văn Năm


Ăn gì? uống gì? cách ăn ra sao? tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp cơ thể và trạng thái tinh thần của chúng ta, nên nhớ:
  • Thức ăn uống an toàn, cách ăn khoa học sức khoẻ Tâm – Thể tốt. 
  • Thức ăn bẩn, ăn uống sai lầm sức khoẻ kém và già trước tuổi.

1. Hiểm hoạ của thực phẩm bẩn: 


Thực phẩm bẩn hiện là vấn đề nan giải của toàn cầu. WHO đã gởi thông điệp qua Slogan của ngày sức khoẻ thế giới (The World Health Day 2015): “An toàn thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn” (From farm to plate, make food safe). Từ hàng ngàn năm, ông cha ta đã cảnh báo: 

  • Bệnh từ miệng vào; 
  • Chưa bệnh: rau là thực phẩm, khi bệnh: rau là thuốc; 
  • Căn nguyên của nhiều bệnh khó chữa do thói quen xấu hơn là do di truyền.

2. Phân loại thực phẩm:

  • Nước uống: gồm nước từ thiên nhiên, nước sản xuất công nghiệp (nước ngọt có gas, rượu bia…), 
  • Thức ăn: Thực vật (rau, các loại hạt, củ, trái); Động vật (cá nước ngọt, cá nước mặn, gia súc, gia cầm); Chất bột đường (carbohydrate: bánh kẹo), 
  • Thực phẩm chăm sóc khoẻ (Thực phẩm chức năng): các chế phẩm từ thiên nhiên có tác dụng điều hoà và tăng cường chức năng hoạt động của cơ thể). 

3. Nguồn gốc thực phẩm bẩn:

  • Bắt nguồn từ khâu chọn giống, nuôi trồng, sơ chế, vận chuyển, bảo quản, chế biến: 
  • Nuôi trồng: đất, nguồn nước nhiễm chất độc hại từ thuốc diệt cỏ, nước thải công nghiệp; lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng; nhiễm kim loại nặng, 
  • Chế biến: vật dụng làm bếp (nồi, chảo nhôm), chất bảo quản, gia vị - bột niêm tổng hợp, hoá chất công nghiệp,

  • Sinh vật biến đổi gen (Genetically Modified Organism, gọi tắt là GMO), Thực phẩm biến đổi gen (Genetically Modified Food) rất nguy hiểm cho sức khoẻ hiện có mặt thường xuyên trong các bữa ăn như: Sữa và các sản phẩm từ sữa hiện nay có thể chứa các hormones tăng sữa, vì khoảng 1/5 đàn bò ở Mỹ đã được tiêm hormones tăng trưởng và / hoặc tạo sữa, Đu đủ, Đậu nành, bắp, Đường mía và củ cải đường, Aspartame (tạo ra từ vi khuẩn biến đổi gen).


4. Tại sao chúng ta ngày càng mắc nhiều bệnh:

Tóm tắt theo sơ đồ sau:




Các bệnh phổ biến hiện nay ảnh hưởng đến sức khoẻ, kinh tế bản thân – gia đình – xã hội và góp phần gây bệnh viện quá tải.
  • Nhiều bệnh khó chữa lành (ung bướu, bệnh mạn tính không lây nhiễm), 
  • Bệnh lây nhiễm bùng phát mạnh: Vi khuẩn – siêu vi kháng lại thuốc kháng sinh thông thường ngày cành phổ biến.

5. Vai trò cộng đồng:

  • Chính quyền cần thường xuyên cập nhật, phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng sạch đến từng người, khuyến cáo tác hại của thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng...đến người nuôi trồng. 
  • Nhà trường nên bổ sung giờ học kỹ năng sống: thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, tác hại của thực phẩm bẩn…từ mẫu giáo đến đại học. 

6. Vai trò cá nhân: 

Khi môi trường, nguồn nước ô nhiễm, thức ăn bẩn…tấn công chúng ta hàng ngày, mỗi người nên thực hiện hiện thói quen ăn uống khoa học – an toàn và hãy tự cứu mình trước khi “trời cứu”.

Cụ thể, cần Ăn uống thông minh:

  • Cách nhận biết (giá trị tương đối) thực phẩm biến đổi gen GMO thông qua hình thức bên ngoài của sản phẩm: màu sắc rực rỡ, to, ngọt hơn bình thường…; thông qua mã code như: Dãy số có 5 chữ số, bắt đầu bằng số 8, đây là loại thực phẩm biến đổi gene, nên chọn loại bắt đầu bằng số 9 đây là loại thực phẩm hữu cơ. 
  • Hạn dùng (best for use – by date label), check mã vạch (truy xuất nguồn gốc), 
  • Trang bị kiến thức ATTP: hạn chế gia vị, rửa tay sạch, dụng cụ sạch,… 
  • Bảo quản, lưu trữ thực phẩm đúng quy cách, cách ly thực phẩm tươi sống và chín, 
  • Sử dụng nước sạch khi uống, rửa, nấu thức ăn. 
  • Cách ăn uống hợp lý: bảo vệ nguồn men (enzyme) của cơ thể, chế biến đơn giản (không chế biến cầu kỳ, không nấu quá chín sẽ giảm chất lượng của thực phẩm). 


Kết luận: nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân với cộng đồng, thực hiện ăn uống hợp lý, sử dụng thực phẩm an toàn, nhằm:
  • Sống thọ - sống khoẻ, tăng chất lượng sống, tiết kiệm kinh tế, thời gian 
  • Góp phần giảm tải bệnh viện, 

Nên nhớ: BẠN SẼ LÀ NHỮNG GÌ BẠN ĂN

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

Ngủ ngáy và Ngưng thở khi ngủ

NGÁY VÀ NGƯNG THỞ KHI NGỦ,
LÀM SAO TRÁNH?

Bs. Trần Văn Năm

Ngưng thở khi ngủ là gì?

Ngừng thở khi ngủ (NTKN) và ngáy gây ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ và  chiếm một tỉ khá cao trong dân số toàn thế giới. Ngừng thở khi ngủ là ngưng đột ngột động tác hít vào – thở ra có chu kỳ lúc đang ngủ. Ngừng thở có thể xảy ra từ vài lần đến thậm chí một trăm lần trong đêm và chỉ cần ngưng thở vài lần trong 1 giờ đã ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Khi ngủ cơ hầu – họng chùn giãn nên lưỡi, nắp thanh quản và/hoặc mô mỡ của họng tụt về phía sau gây hẹp hoặc tắc đường thở. Vì ngưng thở cơ thể sẽ thiếu oxy, tín hiệu báo lên não cho biết cần phải thở nên gây ra động tác hít mạnh (ngáy, thở có tiếng kêu to, sặc) để chống lại đường thở bị hẹp.

C:\Users\Tri\Pictures\Ngáy ngủ.jpg

(H. minh họạ)

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Bệnh là do Không Thông

KHÔNG THÔNG, CHẮC CHẮN BỆNH

Bs. Trần Văn Năm

Một câu nói từ ngàn xưa: “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông”. Thống không chỉ đơn thuần chỉ là đau trong các bệnh hệ xương – khớp, thần kinh, phải hiểu với nghĩa thông minh hơn: thống là bất cứ bệnh lý gì gây đau khổ cho con người, ảnh hưởng đến hoạt động, chất lượng sống! Tắc: có nghĩa là Thì, Thì là, Ắt là.

Để không bị bệnh, cái gì cũng cần phải thông?


Hình minh họa

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

CẦN LÀM GÌ KHI BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
(Gastroesophageal Reflux Disease - GERD)
Bs. Trần Văn Năm
Bệnh hoặc chứng trào ngược dạ dày thực quản (TNDD-TQ) xảy ra khi cơ thắt dưới của thực quản (chỗ nối giữa thực quản và dạ dày, lower esophageal sphincter, LES) giảm chức năng hoặc đóng không đồng bộ với co bóp của dạ dày, gây acid bị trào ngược vào thực quản. Hậu quả là cảm giác nóng sau xương ức, gọi là ợ nóng, có thể kèm đau họng hoặc chua trong miệng.

Đây là bệnh mạn tính, dễ tái phát, người bệnh thường lệ thuộc vào thuốc kéo dài. Bệnh rất phổ biến, vài nghiên cứu cho biết khoảng 1/5 dân số người Mỹ (20%) từng bị trào ngược ít nhất 1 lần trong tuần, 4/5 (79%) người bị trào ngược xảy ra ban đêm, 75% (3/4) trong số họ bị rối loạn giấc ngủ và gần 40% bị ảnh hưởng việc làm trong ngày hôm sau.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Liệu pháp Thiên Nhiên trị bệnh Xương - Khớp

LIỆU PHÁP THIÊN NHIÊN
PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HỆ XƯƠNG – KHỚP 

Bs Trần Văn Năm

Theo thời gian xương – khớp thay đổi về cấu trúc và chất lượng:

  • Khung xương: giảm chất keo là chủ yếu (chất collagen, chất hữu cơ) nên chất khoáng (Ca, P, Mg) không có nơi để gắn kết nên xương dòn dễ gãy (loãng xương); đĩa đệm cột sống thoái hoá, mất nước; dây chằng không chắc gây bệnh đĩa đệm…
  • Khớp: dịch khớp ít nên sụn bị tổn thương, chịu áp lực khi lao động, đi đứng nên hình gai xương, 

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Làm gì để Phòng bệnh

TẠI SAO CHÚNG TA BỊ BỆNH, 
LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG BỆNH

Bs. Trần Văn Năm

Cảnh người người chen lấn, vội vã, vẽ mặt hối hả…là hình ảnh không thể thiếu nơi bệnh viện trong các thành phố lớn. Hiện nay, dù có thành lập thêm rất nhiều bệnh viện cả công và tư nhân cũng không thể xoá đi các hình ảnh “đông nhưng không vui” tại bệnh viện. Vì sao vậy?


Cho dù “Sinh – Lão – Bệnh…” đó là quy luật tự nhiên không thể thay đổi. Trong quy luật trên, ai trong chúng ta cũng lo sợ lão và bệnh. Theo dòng thời gian cơ thể bắt đầu giảm chức năng ở cấp độ tế bào, sức chống đỡ với bệnh cũng giảm dần, cơ thể sẽ già đi và nhiều bệnh sẽ trỗi dậy khi bước vào tuổi chuẩn bị về hưu.  Chỉ có khác nhau là khi nào bệnh, mức độ nặng nhẹ dù có phần khác nhau từ người này đến người khác và sẽ không có ai được miễn trừ.

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Giúp cơ thể "hạ nhiệt" mùa Hè

GIÚP CƠ THỂ “HẠ NHIỆT” MÙA HÈ

Bs. Trần Văn Năm

Nếu bạn có kế hoạch đi du lịch mùa hè, thậm chí ngồi trong nhà nhưng dưới nhiệt độ gần bằng hoặc cao hơn thân nhiệt của cơ thể (khoảng 35 – 37oC) là tình trạng không tốt cho sức khoẻ của bạn và gia đình. Những thông tin sau đây rất cần để thực hiện nhằm hạn chế những biến cố do nóng gây ra.


Chúng ta biết rằng khi nhiệt độ môi trường tăng cao từ 32 – 40oC (90 – 105oF) bạn có thể bị chuột rút và mệt mỏi;  từ 40 – 54oC (105 – 130oF) bạn càng bị kiệt sức, mệt lã và trên 54oC (130oF) có thể sẽ bị sốc nhiệt. Hãy cùng nhau tìm hiểu các biểu hiện của cơ thể do ảnh hưởng của nóng và cách phòng tránh.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Đừng chờ đến lúc: Giành lại từng khoảnh khắc

KHÔNG CHỜ ĐẾN LÚC:
 “GIÀNH LẠI TỪNG KHOẢNH KHẮC”  

Bs. Trần Văn Năm

1. Đặt vấn đề:

“GIÀNH LẠI TỪNG KHOẢNH KHẮC” một câu nói cho biết tính khẩn trương của tình trạng bệnh lý cấp cứu và ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mỏng manh. Hai bệnh Nhồi máu cơ tim (NMCT) và tai biến mạch máu não (TBMMN) nếu không cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ thậm chí tử vong. 

Theo thống kê tại VN:
- Tỉ lệ người tăng huyết áp > 18 tuổi là 25%, người > 60 tuổi: 50%,
- Ghi nhận tại Bệnh viện ĐHYD Tp. HCM (2017): tỉ lệ đột quỵ não  (TBMMN) < 45 tuổi là 30%,
- Theo WHO: Thế giới, trên 6 triệu người tử vong do đột quỵ não (TBMMN) / 1 năm.

Có lẽ, không ai trong chúng ta muốn rơi vào hoàn cảnh phải “giành lại từng khoảnh khắc”.

(Hình minh hoạ)

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

Hãy Tự Cứu Trước Khi Trời Cứu



HÃY TỰ CỨU TRƯỚC KHI TRỜI CỨU

Bs. Trần Văn Năm

1. Những cảnh thương tâm đang diễn ra hằng ngày tại một bệnh viện đầu ngành Ung bướu:

- Chen chúc chờ khám bệnh (ảnh từ đồng nghiệp và của tác giả):

Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018

Ăn uống thế nào để ngày Tết vui

ĂN THẾ NÀO ĐỂ TẾT VỪA VUI – KHOẺ 
VỪA PHÒNG ĐƯỢC BỆNH

Bs. Trần Văn Năm

1. TẬP TỤC NGÀY TẾT CỔ TRUYỀN:

Tết đến xuân về nhà nhà người Việt cả trong và ngoài nước, không thể thiếu: nồi thịt kho tàu với trứng, thịt heo ngâm giấm, bánh mức thật ngọt ngon, rượu bia, nước ngọt… và bao nhiêu thứ nữa để cả gia đình sum vầy, dâng cúng tổ tiên “thưởng thức”. Đây chính là nét đẹp văn hoá Việt Nam rất đáng trân trọng và bảo tồn.

Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2018

Bệnh Ung thư - Phòng hiệu quả hơn chữa

BỆNH UNG THƯ,
DỰ PHÒNG HIỆU QUẢ HƠN CHỮA TRỊ

Bs. Trần Văn Năm

Ung thư là căn bệnh quái ác, mối ám ảnh của mọi người, nó đang thách thức trí tuệ của toàn nhân loại. Khi mắc bệnh sẽ là nỗi đau vừa cơ thể vừa tinh thần. Hiện nay, tỉ lệ bệnh mắc mới ngày càng tăng, có xu hướng chưa kiểm soát được và tạo gánh nặng về kinh tế, thời gian cho bản thân cũng như gia đình.

Ai trong chúng ta hãy thử một lần bước chân đến bệnh chuyên khoa Ung bướu sẽ cảm nhận được cảm giác kinh hoàng của người bệnh và người thân phải chịu đựng ra sao? Vì thế, phải luôn có ý thức phòng bệnh từ bây giờ không để quá muộn.

 
(H. minh hoạ, tế bào ung bướu)

Thứ Bảy, 3 tháng 2, 2018

Sống Thọ

SỐNG THƯỢNG THỌ, TẠI SAO KHÔNG? 

Bs. Trần Văn Năm

Tuổi thọ con người bị ảnh hưởng bởi một phần nhỏ do di truyền hoặc các thuốc người mẹ uống trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ, phần lớn còn lại do các yếu nguy cơ chúng ta tạo ra hoặc mắc phải trong quá trình sống, lao động. Để có thể tăng tuổi thọ, chúng ta cần thực hiện các nội dung sau:

1. Giữ trạng thái tâm lý cân bằng: 


Kiểm soát cảm xúc, không quá vui – buồn – lo – sợ - uất hận – ghen tị… Hướng đến mục tiêu sống có ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Đề phòng Liệt vào mùa Lạnh

ĐỀ PHÒNG BỊ LIỆT VÀO MÙA LẠNH

Bs. Trần Văn Năm

Khi thời tiết chuyển lạnh vào cuối năm, nhiệt độ môi trường giảm, thân nhiệt cũng cũng thấp hơn bình thường. Cơ thể sẽ phản ứng để hạn chế mất nhiệt bằng cách co mạch, tim đập nhanh, huyết áp động mạch tăng cao hơn bình thường. Nếu không khí lạnh kèm theo gió sẽ gây giảm thân nhiệt càng nhiều hơn, đặc biệt trẻ em và người cao tuổi.


Các phản ứng co mạch, tim đập nhanh… sẽ nguy hiểm cho những ai có bệnh tăng huyết áp, bệnh tim do mạch vành, suy tim, sức đề kháng giảm… Đặc biệt, hai bệnh có khả năng gây liệt thường gặp là liệt mặt (liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, liệt Bell) và liệt do đột quỵ não (Tai biến mạch máu não: nhũn não và xuất huyết não).

(Liệt ½ người phải đi bằng nạng)