Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Liệu pháp Tâm Dược

TÂM DƯỢC – MỘT LIỆU PHÁP
KHÔNG THỂ THIẾU TRONG CHĂM SÓC CÁC BỆNH KHÓ TRỊ

Bs. Trần Văn Năm

Cuộc sống ngày càng hối hả, ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, sức khoẻ bị đe doạ nghiêm trọng. Con người thường gặp phải stress, đặc biệt loại  mạn tính. Stress mạn tính góp phần phát sinh nhiều bệnh khó chữa khỏi như: đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ mỡ động mạch, rối loạn hoạt động tâm – thần kinh, đặc biệt bệnh ung thư. Nếu ngành y tế chỉ tập trung các liệu pháp: thực dược, sinh dược (cây-con làm thuốc), hoá dược (tân dược), tập luyện thể lực mà bỏ quên một liệu pháp giúp ổn định và cân bằng hệ thần kinh là một thiếu sót rất lớn. Chúng tôi tạm gọi đó là liệu pháp “Tâm dược”


Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Chỉ số OSTA đánh giá nguy cơ Loãng xương

CHỈ SỐ OSTA (Osteoporosis  Self  assessment Tool for Asian)
Bs. Trần Văn Năm

Loãng xương hiện là vấn đề lớn của sức khoẻ toàn cầu do chi phí điều trị và giải quyết hậu quả của bệnh rất nặng nề. Bệnh cần được sớm điều trị và phòng ngừa gãy xương. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương là đo mật độ khoáng của xương (BMD, Bone Mineral Density) bằng máy DEXA (dual energy X-ray absorptiometry). Tuy nhiên, kinh phí để đo BMD hiện còn cao so với thu nhập bình quân của dân số các nước đang phát triển, đặc biệt là vùng nông thôn. 

Một công cụ dùng tự lượng giá khả năng bị loãng xương của người Châu Á trên 45 tuổi được áp dụng từ năm 2001 do Koh và cộng sự phát triển, dựa vào tuổi (năm) và cân nặng (Kg). Giá trị của công cụ tuỳ theo tác giả áp dụng, nhưng thường được ghi nhận với độ nhạy 91% và độ chuyên biệt là 45%.

Kết quả của công cụ có thể ở dạng tính điểm hoặc biểu đồ để đánh giá mức độ nguy cơ: thấp, trung bình hoặc cao.

Công thức OSTA = 0.2 x [ trọng lượng (kg) – tuổi (năm) ] 

Kết quả:  
> -1         =  nguy cơ cao
-1 đến -4 = nguy cơ trung bình
< -4         = nguy cơ thấp

Dạng biểu đồ lượng giá nhanh yếu tố nguy cơ loãng xương: 

C:\Users\Tri\Pictures\Osta (post-menopausal).jpg


Nguy cơ cao: khoảng 61% người bị loãng xương, cần gặp thầy thuốc để chỉ định đo mật độ xương.

Nguy cơ trung bình: khoảng 15% bị loãng xương, nên gặp thầy thuốc để kiểm tra mật độ xương.

Nguy cơ thấp: có 3% người loãng xương, tuy nhiên nếu có kết hợp với các yếu tố nguy cơ kinh điển khác như: mãn kinh sớm, tiền căn bản thân và gia đình có người từng bị gãy xương, uống một số thuốc có nguy cơ gây loãng xương…cũng cần gặp thầy thuốc để được tư vấn. 

Source: 
http://osteoporosissoc.org.sg/osta-chart/ 

COLLAGEN THUỶ PHÂN ĐIỀU TRỊ LOÃNG XƯƠNG




3 LỢI ÍCH KHI DÙNG COLLAGEN THUỶ PHÂN
ĐIỀU TRỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG
Bs. Trần Văn Năm

C:\Users\Tri\Pictures\collagen.gif1. Collagen thuỷ phân (Hydrolyzed collagen) là gì?


Bình thường collagen không thuỷ phân (Un-hydrolyzed collagen) khó hấp thu vào cơ thể, nên phải nhờ đến các men tiêu hoá phân cắt chúng thành các đoạn ngắn để cơ thể mới hấp thu và phát huy được tác dụng, tạm gọi là sinh khả dụng*.


Chất lượng và thành phần collagen chế biến từ động vật sẽ khác nhau tuỳ vào giống, loài và cách chế biến.

Collagen từ cao xương cá sấu (chế phẩm Diamond Bone) đã được thuỷ phân thành những phân đoạn với vài acid amine nên dễ hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu.

Cao xương cá sấu Hoa cà chứa đủ các acid amin thiết yếu như: lysin, leucin, isoleucin, methionin, phenylalanin, threonin, tryptophan valin.  Đặc biệt, hàm lượng 4-hydroxy prolin, một acid amine đặc trưng, chứng tỏ hàm lượng collagen I cao trong Cao xương Cá sấu Hoa cà (51,3%) [Kết quả nghiên cứu của Gs. Nguyễn Minh Đức, Trường Đại học Y Dược Tp. HCM].

2.   Có bao nhiêu loại collagen?

 Có XII loại collagen trong cơ thể, tuy nhiên có 3 phổ biến nhất là loại I, II và III.
Loại I: có trong xương, gân, da và các mô khác. Đặc biệt hiện diện nhiều tại các sẹo,
Loại II (cả loại IX, X, XI): chủ yếu trong sụn,
Loại III: tập trung ở các mô đang phát triển và ở giai đoạn đầu của quá trình lành vết thương.

3.  Lợi ích bất ngờ khi dùng Diamond Bone chữa trị loãng xương (qua quan sát lâm sàng):
    C:\Users\Tri\Pictures\Móng dễ gãy.jpg
  • Hạn chế nếp nhăn và dấu hiệu lão hoá da,
  • Hết gãy, khô móng tay và móng chân (dạng α-Keratins của collagen)
  • Giảm rụng tóc rất nhiều so với trước khi uống Cao xương các sấu.



Lời kết: Để đánh giá hiệu quả của một chế phẩm (thực phẩm chức năng hay thuốc) rất cần theo dõi chặt chẽ trong thời gian dài sau khi chế phẩm ra đời. Đặc biệt quan trọng là vai trò của người sử dụng cũng như thầy thuốc.

* Sinh khả dụng (bioavailability) là tỷ lệ phần trăm lượng thuốc vào được vòng tuần hoàn ở dạng còn hoạt tính và vận tốc hấp thu thuốc (biểu hiện qua Cmax và Tmax) so với liều đã dùng. Sinh khả dụng phản ánh sự hấp thu thuốc.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2016

“HÀNG DỄ VỠ”: LÀM SAO TRÁNH

“HÀNG DỄ VỠ”: LÀM SAO TRÁNH

Bs. Trần Văn Năm

“Hàng dễ vỡ” (HDV) ngày càng tăng khi tuổi thọ bình quân dân số của Việt Nam cũng như các nước hiện tăng đáng kể. Đồng thời, tỉ lệ bệnh mạn tính người cao tuổi chiếm đa số là không thể tránh khỏi. “HDV” ám chỉ sự mong manh (chuối chín cây) của sức khoẻ người tuổi cao, do các biến cố bệnh tim mạch (tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch chi…), biến chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư các loại… gây ảnh hưởng chung đến nền kinh tế của xã hội (do chi phí điều trị và phục hồi cao). Tuy nhiên, “HDV” trong bài này nhằm vào một bệnh lý phổ biến và vì sát nghĩa với cụm từ “dễ vỡ” đó là: biến cố gãy xương do thiếu xương – loãng xương (xương giòn, osteoporosis) ở người cao tuổi.


Cần phải hành động ngay để hạn chế “HDV”:

- Phổ biến ý thức phòng bệnh khi còn rất trẻ (tuổi đi học): tập thể dục đều đặn, ăn đủ chất, không sử dụng bừa bãi chất kích (rượu bia, thuốc lá…),

- Uống thuốc phải có chỉ định của thầy thuốc (một số thuốc gây loãng xương),

- Sau 35 tuổi, đặc biệt là nữ giới: lượng collagen type I giảm đáng kể trong khung xương, chất khoáng (Calcium, phosphorus) không có nơi để bám và dễ bị loãng xương, do đó cần định kỳ tầm soát mật độ xương (đo loãng xương),

- Điều trị hiệu quả loãng xương cần phù hợp với cơ chế bệnh sinh và tuân thủ sự hướng dẫn của thầy thuốc để có kết quả tốt nhất.

Tóm lại: chúng ta hãy thực hiện hạn chế “Hàng dễ vỡ” vì khi “hàng” vỡ (gãy cổ xương đùi, gãy cột sống) sẽ giảm chất lượng sống và ảnh hưởng kinh tế gia đình. Dù HDV không thể tránh khỏi, nhưng đừng để “vỡ” quá sớm khi “hàng” chưa hết hạn sử dụng (Expiration date).





Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

CÁC LOẠI RAU CÓ TÁC DỤNG HẠ ÁP (phần 3)

CÁC LOẠI RAU VỪA LÀ THUỐC CÓ TÁC DỤNG HẠ ÁP

Bs Trần Văn Năm

1. Rau cần tây (Apium graveolens L. họ: Apiaceae (Umbelliferae).

- Thành phần: chứa nhiều carotene và vitamin C, chất khoáng, vitamin. Tinh dầu carbon terpen, d.limonen, silinen, sesquiterpen stinben…

- Tác dụng lợi tiểu, hạ áp, điều hoà hệ thần kinh trung ương và an thần, giảm acid uric, giảm đau khớp, ngừa sỏi thận.

- Ăn dạng rau sống, nấu canh hoặc xay vắt lấy nước uống.


2. Rau ngót (Sauropus androgynous (L) Merr. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)

- Thành phần: có vitamin C, nhiều acid amine kể cả những acid amine thiết yếu, hợp chất phenolic, carotenoid, anti-oxidant, Na, K, Ca, P, Fe, Mg, Cu, Zn, Mn, cobalt [The Natural Products Journal, 5(2): 115-123].

- Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt.

- Tác dụng: giảm sốt, thải độc, lợi tiểu, điều tiết nước bọt, thúc đẩy tuần hoàn, bổ máu, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, chống viêm,

- Nấu canh (cá, thịt, cua…) hoặc hãm với nước sôi như dạng trà.


3. Cải cúc - còn gọi Cúc Tần ô (Chrysanthemum coronarium L. họ: Asteraceae)

http://suckhoedoisong.vn/Images/bichloc/2016/01/08/nhung_cach_an_rau_cai_cuc_cuc_tot_cho_suc_khoe_111649797_ZNJE.jpg.jpg
- Bộ phận dùng: toàn cây

- Tính vị: ngọt, hơi đắng, mát.

- Thành phần: nhiều chất dinh dưỡng như: 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và các axit amin, lysin, chất xơ… và nhiều vitamin quan trọng.

- Tác dụng: chống viêm họng và phế quản, trị ho, dịu thần kinh, chống tim đập nhanh, dễ ngủ, ổn định huyết áp.

- Liều dùng: 10 – 15 g/ngày.


4. Tỏi (bài viết 28/10/2015)

5. Nấm mèo (bài viết 9/10/2016).

Ngoài ra, người có bệnh tăng huyết áp nên sử dụng thường xuyên một số loại rau có tác dụng bền thành mạch, chống gốc tự do (anti-oxidant), thúc đẩy tuần hoàn như: cà chua, các loại trái cây họ cam quýt (chanh, cam, quít, bưởi), cây Chùm ngây, các loại rau có lá màu xanh đậm. Tuy nhiên, trong chế biến cần hạn chế bột niêm, muối, đường vì khi sử dụng nhiều sẽ gây tăng huyết áp.

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG HẠ ÁP

Phần 2: DƯỢC LIỆU CÓ TÁC DỤNG HẠ ÁP

Bs. Trần Văn Năm

Phần 1: Tăng Huyết áp kháng trị
Phần 3: Giới thiệu vài cây rau có tác dụng hạ áp

1. Cây cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum):


- Bộ phận dùng: hoa cúc (Flos Chrysanthemi) phơi hay sấy khô.

- Thành phần: adenine, choline, stachydrin, vitamin A và tinh dầu

- Có vị đắng, hơi ngọt, tính lạnh. Vào kinh phế, can, thận. Phù hợp người có cơ địa nóng, khô miệng khát nước, táo bón.

- Tác dụng: giảm các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng do tăng huyết áp gây ra. Trị cảm sốt, ho.

- Liều 9 – 15 g/ngày.

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

Tăng Huyết Áp kháng trị và YHCT


TĂNG HUYẾT ÁP (THA) KHÁNG TRỊ VÀ Y HỌC CỔ TRUYỀN (YHCT) 
(Phần 1) 

Bs. Trần Văn Năm 

Gọi là THA kháng trị (Resistant hypertension, refractory hypertension, un- controlled hypertension) khi:
  • Đã điều trị với 3 loại thuốc hạ áp (trong số đó có một loại thuốc lợi tiểu) nhưng không thể đạt được chỉ số huyết áp mục tiêu.
    (Huyết áp mục tiêu: dưới 140/90 mmHg ở người không bị đái tháo đường (ĐTĐ), nhỏ hơn 130/80 mmHg ở người ĐTĐ và cũng dưới 130/80 mmHg ở những người có nhiều yếu tố nguy cơ của biến cố tim mạch [*]). 
  • Chỉ đạt được huyết áp mục tiêu khi phải uống từ trên 4 loại thuốc hạ áp trở lên cũng gọi là THA kháng trị. 
  • Hậu quả của THA kháng trị: tăng biến cố tim mạch: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh thận mạn tính, ĐTĐ, tổn thương cơ quan đích… 
1. Phân biệt 2 loại THA kháng trị:

1.1. THA kháng trị giả (pseudo-resistant hypertension):


Cần tìm hiểu trước khi kết luận là THA kháng trị thực. THA kháng trị giả do:
  • Tuân thủ điều trị kém, sử dụng thuốc chưa tối ưu, 
  • Ăn quá mặn hoặc nhiều chất đường, 
  • Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, 
  • Đang uống các thuốc có thể gây tăng huyết áp: thuốc giảm đau (NSAIDs), thuốc kháng viêm corticoid, thuốc ngừa thai, thuốc nhiều Cam thảo (cam thảo bắc), ephedrine (có trong một số thuốc tân dược, dược liệu Ma hoàng…), 
  • Thừa cân – béo phì, ngừng thở khi ngủ (ngáy, ngạt thở), mất ngủ, stress tâm – thể, THA áo choàng trắng (chỉ THA khi đến phòng khám), 
  • Bệnh THA (THA thứ phát: do một chứng hoặc bệnh thực thể hiện có): bệnh nhu mô thận, cường aldosterone, hẹp động mạch thận… 

1.2. THA kháng trị thực:
  • Xác định khi đã loại trừ được các nhóm nguyên nhân gây THA giả kể trên. 

2. Xử trí tăng huyết áp kháng trị bằng YHCT: ngoài các thuốc hạ áp của Y học hiện đại, có thể sử dụng kết hợp YHCT.

2.1. Phương pháp không dùng thuốc (Non-pharmacology therapy):

  • Ngủ đủ giờ, không nằm gối đầu cao (nên dùng gối thấp hoặc không gối), quần áo không quá chật. 
  • Cần kiểm tra hệ động mạch cảnh ngoài (có hẹp không?), thoái hoá cột sống cổ không? Vì cả 2 có thể gây thiếu máu não và cơ thể phản ứng bằng tăng nhịp tim và lực co bóp cơ tim nên gây tăng huyết áp? 
  • Tập thể dục đều đặn: thở 4 thời không đóng thanh quản (xem bài thở đúng để giữ sức khoẻ) sáng thức dậy và trước khi ngủ, xoa bóp, châm cứu, đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga, khiêu vũ… 
  • Ăn ít muối, giảm đường, không ăn quá no vào buổi tối, uống đủ nước cả ngày (1, 5 – 2 lít). 
  • Không lạm dụng chất kích thích: cai thuốc lá, hạn chế tối đa rượu – bia, 
  • Uống thêm thuốc gì (ngoài thuốc hạ áp) phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc. 
  • Kiểm soát cân nặng: không thừa cân – béo phì. 


2.2. Phương pháp dùng thuốc (pharmacology therapy):


THA kháng trị xảy ra trên nền bệnh mạn tính, nên thường giảm chức năng hoạt động của các cơ quan (Đông y gọi là hư chứng) bao gồm:
  • chức năng giữ cân bằng của hệ thần kinh – nội tiết (điều hoà vận động, co bóp, dẫn truyền thần kinh, sản sinh hormone), 
  • chức năng cung cấp máu đến tế bào (gồm oxy, chất dinh dưỡng), 
  • chức năng chuyển hoá, bài tiết, hấp thu,… 
  • chức năng ổn định cân bằng nội môi. 

Hướng sử dụng thuốc tuỳ theo thể tạng của người bệnh (cá thể hoá điều trị), chức năng nào bị ảnh hưởng sẽ được điều chỉnh. Thí dụ:

  • THA kèm tuần hoàn máu kém: tức nặng ngực, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính…dùng thuốc cải thiện tuần hoàn (tăng tuần hoàn bàng hệ, tăng vi tuần hoàn, chống kết dính tiểu cầu…), YHCT gọi là khí trệ huyết ứ và sử dụng thuốc hoạt huyết hoá ứ. 
  • THA kèm tăng chuyển hoá cơ bản (nhịp tim nhanh, cảm giác nóng, tay chân nóng, khô miệng khát nước, bón, tiểu ít,…), YHCT gọi là hư nhiệt hoặc âm hư và sử dụng thuốc bổ âm (thuốc có tính mát, lạnh). 
  • THA kèm giảm chuyển hoá cơ bản (nhịp tim chậm, sợ lạnh, tay chân lạnh, dễ tiêu chảy hoặc sống phân,…), YHCT gọi là chứng dương hư và sử dụng thuốc bổ dương (thuốc có tính ấm, nóng). 
  • THA kèm thừa cân – béo phì, rối loạn lipid máu, rối loạn đường huyết. YHCT gọi là chứng đàm thấp và sử dụng thuốc có tác dụng tăng chức năng chuyển hoá mỡ, đường (hoá đàm trừ thấp). 

(Phần 2: Các dược liệu có tác dụng hạ huyết áp)