Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ CHỨNG KHÓ TIÊU HOÁ

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ CHỨNG KHÓ TIÊU HOÁ
DO RỐI LOẠN DẠ DÀY – RUỘT  
Bs. Trần Văn Năm

Biểu hiện rối loạn dạ dày – ruột (Gastrointestinal disorders) thường gặp nhất là chứng khó tiêu dành để mô tả tình trạng căng tức cấp hoặc mạn tính, tái diễn nhiều lần hay cảm giác khó chịu vùng thượng vị (nơi lõm đầu dưới xương ức), tức hoặc nóng thượng vị, no nhanh, đầy chướng sau khi ăn  (định nghĩa theo Uỷ Ban Quốc Tế của những nhà khảo sát lâm sàng, Rome III committee). Cần phân biệt chứng khó tiêu với ợ nóng, vì chứng ợ nóng (heartburn) khi xuất hiện chủ yếu đó chính là biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

CÔNG DỤNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TỎI

TỎI: CÔNG DỤNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
Bs. Trần Văn Năm

Tỏi là một loại gia vị thông dụng từ rất xa xưa, Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L. Họ: Hành (Alliaceae). Qua kinh nghiệm sử dụng làm thực phẩm, người ta cũng nhận thấy Tỏi lại có tác dụng chữa bệnh, từ đó Tỏi chính là một dược liệu có vai trò trong phòng và chữa được một số loại bệnh thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Tại Việt Nam, hiện có 2 nhóm Tỏi phổ biến: một là Tỏi củ nhỏ, thơm, nhiều tinh dầu, trồng nhiều ở các tỉnh Phía bắc. Tỏi củ to trồng ở các tỉnh phía nam (ven biển miền Trung, đảo Lý sơn – Quảng ngãi, Bình thuận và Ninh thuận) vì tính chất thổ nhưỡng và khí hậu có khác nhau nên nồng độ hoạt chất giữa 2 nhóm có thể không hoàn toàn giống nhau.

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

TẬP THỂ DỤC TRỊ TIỂU SÓN, GẤP HAY KHÔNG TỰ CHỦ

TẬP THỂ DỤC TRỊ
TIỂU SÓN, GẤP HAY KHÔNG TỰ CHỦ
Bs. Trần Văn Năm

Tiểu, tiêu són hay không tự chủ là nhóm triệu chứng không nguy hiểm nhưng gây trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lương sống. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ, tuy nhiên, nữ có tỉ lệ mắc nhiều hơn nam giới.

NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU, TIỂU GẤP HOẶC SÓN:

Đa số do suy yếu trương lực cơ sàn chậu, ngược lại, số ít người có thể do cơ sàn chậu co thắt thái quá.

Yếu tố thuận lợi: mang thai, sanh con nhiều lần, phẫu thuật vùng khung chậu, tuổi cao, thừa cân – béo phì.

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

CHỮA LIỆT MẶT NGOẠI BIÊN BẰNG CHÂM CỨU

LIỆT MẶT NGOẠI BIÊN CÓ THỂ CHỮA BẰNG CHÂM CỨU KHÔNG?


Bs. Trần Văn Năm


Liệt mặt ngoại biên là gì?


Liệt mặt ngoại biên (LMNB) còn gọi là liệt dây thần kinh số 7 hay Bell’s palsy  (tiếng Anh), theo tên Charles Bell, nhà giải phẫu người Scotland ở thế kỷ thứ 19, người đầu tiên mô tả dây thần kinh này.

Gọi là liệt ngoại biên để phân biệt với liệt trung ương có nguyên nhân ở não bộ, trong bài viết này chỉ đề cập đến mặt ngoại biên vì bệnh thường gặp và có tỉ lệ lành bệnh cao.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

HÃY CHĂM SÓC “CỬA SỔ TÂM HỒN” MỖI NGÀY

Đa số chúng ta có thể dành nhiều giờ để ngồi trước màn hình máy tính (hoặc điện thoại di động), xem tivi hay tán ngẫu với bạn bè. Nhưng bỏ ra 5 – 10 phút để chăm sóc sức khoẻ cho đôi mắt có lẽ không phải ai cũng làm được.