Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

CẦN LÀM GÌ KHI BỊ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
(Gastroesophageal Reflux Disease - GERD)
Bs. Trần Văn Năm
Bệnh hoặc chứng trào ngược dạ dày thực quản (TNDD-TQ) xảy ra khi cơ thắt dưới của thực quản (chỗ nối giữa thực quản và dạ dày, lower esophageal sphincter, LES) giảm chức năng hoặc đóng không đồng bộ với co bóp của dạ dày, gây acid bị trào ngược vào thực quản. Hậu quả là cảm giác nóng sau xương ức, gọi là ợ nóng, có thể kèm đau họng hoặc chua trong miệng.

Đây là bệnh mạn tính, dễ tái phát, người bệnh thường lệ thuộc vào thuốc kéo dài. Bệnh rất phổ biến, vài nghiên cứu cho biết khoảng 1/5 dân số người Mỹ (20%) từng bị trào ngược ít nhất 1 lần trong tuần, 4/5 (79%) người bị trào ngược xảy ra ban đêm, 75% (3/4) trong số họ bị rối loạn giấc ngủ và gần 40% bị ảnh hưởng việc làm trong ngày hôm sau.
Biểu hiện thường gặp của TNDD-TQ: 43 – 75% người bệnh không có triệu chứng, số còn lại thường có các biểu hiện sau:

Tai – mũi – họng, răng miệng:
  • Dị cảm, viêm - nóng rát hầu họng, 
  • Đau tai và cổ, nuốt khó, hôi miệng, tăng tiết nước bọt 
  • Mòn chân răng, viêm lợi, 
  • ngưng thở lúc ngủ.
Hệ hô hấp (cần khám để loại trừ bệnh tại hệ hô hấp):

  • Ho khan, Khò khè giống như hen phế quản (co thắt phế quản do kích thích dây thần kinh phế vị, dịch vị gây viêm vùng hầu – thanh quản gây ho), 
  • Ho mạn tính về đêm (chiếm 21 – 41%), ngồi lên giảm ho 
  • Viêm phế quản
Vùng thanh – khí quản:
  • Loét dây thanh âm 
  • U hạt 
  • Sung huyết và phù nề vùng gian sụn phễu.
Các biểu hiện trên có thể xảy ra đồng thời với ợ nóng hoặc không. Nếu không điều trị chứng trào ngược có thể gây viêm, sẹo và hẹp thực quản, tổn thương tế bào thực quản lâu dài có thể bị ung thư thực quản.

Cần thay đổi lối sống để kiểm soát chứng TNDD-TQ:
  • Giảm cân (nếu thừa cân), ăn nên chia nhiều bửa nhỏ, 
  • Bỏ thuốc lá, không lạm dụng rượu – bia, không uống nước đá, 
  • Tránh hoặc ăn ít thức ăn thúc đẩy chứng trào ngược acid như: cà phê, nước ngọt có gaz, trái cây họ cam – quýt, xoài sống (vì có tính chua, nên cần ăn ít và không nên ăn lúc bụng rỗng), thức ăn chiên xào nhiều dầu béo, bánh nhiều bột – đường; thức ăn cay, hành – tỏi, cà chua; Chocolate: vì có chứa methylxanthine gây nhão cơ thắt dưới của thực quản, 
  • Nên tăng cường rau xanh có ít rất ít chất béo và ít đường nên giúp giảm tiết acid: đậu, cải xoăn, khoai tây, rau có lá xanh đậm và dưa leo; ăn Nha đam (Lô hội) 15 – 20 g mỗi ngày từ 1 – 2 lần lúc đói: gọt bỏ vỏ xanh, rửa sạch chất đắng màu vàng, 
  • Bổ sung ít Gừng vào bữa ăn: có thể dùng vài lát dạng tươi hoặc trà, có tác dụng chống viêm, diều hoà nhu động dạ dày. 
  • Món Yến mạch buổi sáng: với hàm lượng chất xơ cao giúp chống acid dư trong dạ dày. 


Biện pháp không dùng thuốc:

  • Xoa bóp – day ấn huyệt, châm cứu, hoặc dùng máy xung điện tác động trên các huyệt như sau (Hình minh hoạ bên dưới): Đản trung, Trung quản, KHí hải, Nội quan, Thần môn, Túc tam lý, Tam âm giao, Hành gian, Thái xung, Hãm cốc, Nội đình…mỗi ngày từ 1 đến 2 lần; day ấn mỗi huyệt từ 1 – 2 phút. Để có hiệu quả tốt cần có cảm giác tức đau nhẹ khi ấn day trên huyệt. 
  • Thực hành Thiền định, thư giãn mỗi ngày, 
  • Thở bụng với 4 giai đoạn giúp cải thiện đáng kể chứng TNDD-TQ: 

Hít vào: chậm đều, tối đa, bụng căng, ngực nở,
Giữ hơi: tiếp tục hít vào, giữ căng các cơ lồng ngực, thanh quản mở (mặc dù không có không khí vào phổi bao nhiêu),
Thở ra: nhẹ nhàng, không kìm, không thúc,
Nghỉ: các cơ toàn thân thả lỏng, thư giãn.

(thời gian của của mỗi giai đoạn bằng nhau)
C:\Users\Tri\Pictures\H. Đản trung.jpg
H. Đản trung
CV12 acupressure point
H. Trung quản
Conception Vessel 6 or CV6
H. Khí hải
PC 6
H. Nội quan
Sp4 acupuncture point
H. Công tôn
C:\Users\Tri\Pictures\H. Heart 7.jpg
H. Thần môn
C:\Users\Tri\Pictures\H. Nội đình.jpeg
H. Nội đình
C:\Users\Tri\Pictures\H. Túc tam lý.jpeg
H. Túc tam lý
C:\Users\Tri\Pictures\H. ST43.png
H. Hãm cốc

Huyệt Thái sung (LV3)

C:\Users\Tri\Pictures\H. liv2.jpeg
H. Hành gian




Dược liệu giúp cải thiện chứng GERD:

  • Bài thuốc: Việt cúc hoàn (Đan khê tâm pháp): tác dụng đều hoà co thắt cơ thắt thực quản và co bóp dạ dày. Có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc mỗi ngày 1 thang hoặc 2 ngày/ 1 thang tuỳ mức độ nặng của bệnh. Thuốc có thể dùng dạng tán bột uống sau mỗi bữa ăn 30 phút. 
  • Thương truật (12g), Hương phụ chế (12g), Xuyên khung (8g), 
  • Thần khúc (12g), Sơn Chi tử (8g).


[Theo tài liệu cổ, bài thuốc có tác dụng điều trị 6 chứng uất (ứ đọng lại, không lưu thông): khí uất (Căng chướng ngực bụng, tức hông sườn) – Hoả uất (nóng sau xương ức, khô rát hầu họng, táo bón)– Đàm uất (người nặng nề, béo bệu, rối loạn lipid máu)– Thấp uất (đầy bụng, chậm tiêu, tiêu sống phân, tăng tiết nước bọt) – Huyết uất (đau cố định một điểm hay vùng ở bụng, ít thay đổi vị trí, đau nhói, tiêu phân đen, có dấu ứ huyết ở lưỡi) và Hàn uất (đầy chướng bụng tăng khi ăn thức ăn sống lạnh, sợ lạnh, tiêu phân không thành khuôn)].

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc tân dược thời gian dài ngày cần được thầy thuốc theo dõi vì thuốc đặc trị như thuốc ức chế bơm proton (proton pomp inhibitor): esomeprazole (Nexium), lansoprazole), omeprazole, có nguy gãy cổ xương đùi, cổ tay, và đốt sống cao hơn những người không sử dụng nhóm thuốc này [Theo tổ chức FDA (the Food and Drug Administration) khuyến cáo năm 2010].

Tóm lại:
chứng GERD thường mạn tính, cần theo dõi lâu dài, đôi khi gây chán nản cả người bệnh lẫn thầy thuốc. Do đó, ngoài giai đoạn cấp tính cần tác dụng nhanh của thuốc tân dược. Khi bệnh giảm hoặc ổn định, nên kết hợp với thay đổi lối sống và tận dụng liệu pháp không dùng thuốc cũng như thuốc từ thiên nhiên để hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc tân dược.