Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

Ngủ ngáy và Ngưng thở khi ngủ

NGÁY VÀ NGƯNG THỞ KHI NGỦ,
LÀM SAO TRÁNH?

Bs. Trần Văn Năm

Ngưng thở khi ngủ là gì?

Ngừng thở khi ngủ (NTKN) và ngáy gây ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ và  chiếm một tỉ khá cao trong dân số toàn thế giới. Ngừng thở khi ngủ là ngưng đột ngột động tác hít vào – thở ra có chu kỳ lúc đang ngủ. Ngừng thở có thể xảy ra từ vài lần đến thậm chí một trăm lần trong đêm và chỉ cần ngưng thở vài lần trong 1 giờ đã ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Khi ngủ cơ hầu – họng chùn giãn nên lưỡi, nắp thanh quản và/hoặc mô mỡ của họng tụt về phía sau gây hẹp hoặc tắc đường thở. Vì ngưng thở cơ thể sẽ thiếu oxy, tín hiệu báo lên não cho biết cần phải thở nên gây ra động tác hít mạnh (ngáy, thở có tiếng kêu to, sặc) để chống lại đường thở bị hẹp.

C:\Users\Tri\Pictures\Ngáy ngủ.jpg

(H. minh họạ)


NTKN do tắc nghẽn* là loại thường gặp nhất, ảnh hưởng trên 4% nam và 2% nữ (Loại NTKN trung ương và hỗn hợp ít gặp hơn). Tuy nhiên, chỉ khoảng 10% người bị NTKN tìm đến thầy thuốc điều trị.

Mức độ nặng của NTKN:

  • Nhẹ: 5 – 14 lần/1 giờ,
  • Trung bình: 15 – 30 lần/ giờ
  • Nặng: hơn 30 lần/giờ.

Các biểu hiện kèm theo của NTKN:

  • Ngáy là một trong những dấu hiệu tiềm tàng của NTKN. 
  • Sau ngừng thở sẽ có tiếng rít mạnh ở họng là do phản xạ cố hít sâu để vượt qua tình trạng tắc nghẽn.
  • Buồn ngủ không thể cưỡng lại được vào ban ngày,
  • Nhức đầu vào buổi sáng do tế bào não thiếu oxy,
  • Ngủ không yên, rất dễ tĩnh giấc,
  • Rối loạn lo âu: do thiếu ngủ nên ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý.
  • Dấu hiệu khác: miệng khô và đau họng khi thức giấc, tĩnh giấc và tiểu đêm, hay quên, khó tập trung, đau đầu vào buổi sáng, suy nhược chức năng tình dục.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ:

  • Thừa cân – béo có liên quan trực tiếp đến NTKN: Mô mỡ tích tụ nhiều ở vùng cổ và họng có thể hạn chế sự thông thoáng của đường thở,
  • Tuổi cao: trương lực cơ tham gia động tác thở giảm nên tụt xuống phía sau gây hẹp đường thở,

C:\Users\Tri\Pictures\Apnea.jpg
Đường thở hẹp do tụt cơ lưỡi và cơ hầu họng về phía thành họng sau. 
  • Amygdale to có thể góp phần hạn chế đường thở,
  • Uống rượu thường xuyên dễ gây giảm trương lực cơ hầu họng,
  • Hút nhiều thuốc lá gây kích thích phổi – họng – thực quản và xuất hiện viêm phù nề đường hô hấp trên nên hẹp đường thở.

Điều trị không sử dụng thuốc:

  • Kiểm soát cân nặng hợp lý,
  • Không ăn trước ngủ khoảng 4 giờ (để bụng trống khi ngủ), đặc biệt cần thiết ở người có chứng trào ngược dạ dày thực quản. 
  • Không uống rượu bia trước ngủ vì gây ức chế thần kinh trung ương, giảm chức năng hô hấp, cơ thể thiếu oxy, các cơ quan trọng yếu hoạt động kém hiệu quả, hạn chế uống cà phê buổi tối,
  • Không cho trẻ lớn bị ngáy uống sữa vào buổi tối,
  • Kiêng thuốc lá: vì gây viêm và phù nề vùng hầu họng, gây hẹp đường thở,
  • Hạn chế sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ vì gây giảm trương lực cơ đặc biệt cơ hầu họng.
  • Điều trị viêm mũi bằng nhỏ mũi nước muối, xông tinh dầu…giúp tránh nghẹt mũi khi ngủ,
  • Nếu amygdale quá to: phẫu thuật cắt bỏ (cần tham khảo chuyên gia), 
  • Nằm ngủ tư thế nghiêng 1 bên hoặc nếu nằm ngữa cần lót gối dưới vai và đầu (giữ đầu hơi ngữa).
  • Châm cứu hoặc day - ấn huyệt có tác dụng tình trạng oxy máu. Điện châm kích thích cơ thể tiết: β- endorphin và adrenocorticotrophic hormones, tăng nồng độ SaO2 trong máu*. 

Một số động tác cần tập giúp tăng cường trương lực cơ hầu – họng:

  • Tập thở bụng (thở cơ hoành) với thì thở ra thật sâu ép bụng,  
  • Đảo lưỡi (lưỡi đặt sau môi và trước răng) và mắt cùng hướng,
  • Tróc lưỡi: đưa mặt trên lưỡi ấn vào vòm họng trên, bật mạnh lưỡi xuống sàn họng, 
  • Xúc miệng, giữ đầu lưỡi giữa 2 hàm răng và làm động tác nuốt.
  • Ngồi hoặc nằm thót bụng cùng lúc co nhóm cơ cổ trước, 

C:\Users\Tri\Pictures\abdominal-breathing.jpg
Hít vào sâu, thở mạnh ra ép bụng và co cơ cổ trước

C:\Users\Tri\Pictures\Dịch cân kinh.jpeg
Hít vào lồng ngực căng (áp suất âm), thở ra lồng ngực chùn (áp suất dương)

C:\Users\Tri\Pictures\Đảo mắt và lưỡi.jpeg
Động tác xúc miệng

C:\Users\Tri\Pictures\Dây thắng lưỡi.jpg
Đưa đầu lưỡi lên hàm răng trên và bật mạnh xuống hàm răng dưới

C:\Users\Tri\Pictures\Nâng mông.jpeg
C:\Users\Tri\Pictures\Thở ra ép bụng.jpeg
Cuối đầu ép ngực thở ra, ưỡn ngực hít vào sâu

C:\Users\Tri\Pictures\Tập LX\Tập LX 27.jpg
Tư thế chuẩn bị

C:\Users\Tri\Pictures\Tập LX\Tập LX 24.jpg
Ưỡn đầu – cổ ra sau hít vào sâu

C:\Users\Tri\Pictures\Tập LX\Tập LX 26.jpg

C:\Users\Tri\Pictures\Tập LX\Tập LX 25.jpg

Một số dược liệu giúp kiểm soát chứng ngáy và NTKN:

  • Hỗ trợ giảm cân: Lá sen, Sơn tra, Nghệ, Dây Chè vằng, Ngưu tất, Linh chi…
  • Tác dụng kháng sinh, kháng viêm, chống phù nề vùng mũi họng: Tân di, Bồ công anh, Tê tân, Tần dày lá, Sâm đại hành…
  • Tăng trương lực cơ vùng hầu họng: Nhân sâm, rễ Bá bịnh, Xuyên khung, Hoàng kỳ, Bạch truật, Sài hồ, Thăng ma, Bạch quả…
  • Kích thích tiêu hoá, hạn chế đầy bụng: Trần bì, Sả, Hoài sơn, Bạch linh, Cam thảo… 
Tích cực kiểm soát chứng ngáy và / hoặc NTKN càng sớm bằng các biện pháp đơn giản, không chờ đến lúc phải hỗ trợ bằng thiết bị hoặc phẫu thuật sẽ tốn kém và ảnh hưởng đến chất lượng sống.

C:\Users\Tri\Pictures\CPAP.jpg
(H. minh hoạ)

* (Nguồn: Lv Zheng-tao, Jian W, Huang J, Zhang J, and Chen A. The Clinical Effect of Acupuncture in the Treatment of Obstructive Sleep Apnea: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2016).