Thứ Hai, 20 tháng 7, 2020

Ăn Sao, Để Bệnh Còn Thuốc Chữa!

ĂN SAO, ĐỂ BỆNH CÒN THUỐC CHỮA!

Bs. Trần Văn Năm

1. Nguyên tắc:

Nên ăn chủ yếu dựa vào thực vật (Whole-Food, Plant-Based Diet = WFPB)
- Chọn thức ăn tươi, chưa hoặc rất ít bị chế biến, không chứa nhiều, muối, đường, chất phụ gia, chất béo xấu hay chất bảo quản,
- Chủ yếu hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, hạt, hoa…
- Trái cây sạch, mới nên ăn trước bữa ăn chính từ 15 – 20 phút.

2. Các nhóm thực phẩm phải ăn:

- Trái cây tươi: họ cam quýt, ổi, mận, táo, trái lựu, kiwi, dâu tây, nho…
- Rau xanh:
o Hoa: súp lơ xanh, bông cải trắng, bông cải tím, hoa thiên lý, hoa bí…
o Thân và lá: cải bó xôi, cải xanh, rau dấp cá, ngò, xà lách, nước ép cỏ lúa mì, lô hội (nha đam)…
o Củ: cà rốt, khoai lang, khoai tây, khoai môn…
o Quả: bầu, bí đao, mướp, bí đỏ, khổ qua,…
- Nấm: mộc nhĩ (nấm mèo đen, trắng), nấm mối, nấm rơm, nấm tuyết, nấm hương, nấm đông cô, nấm kim châm, nấm bào ngư (nấm sò), nấm mỡ (nâu, trắng), nấm đùi gà, nấm hải sản,…
- Đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu phộng, đậu đỏ, đậu gà, đậu ngự, đậu nành, đậu Hà lan, ngô…
- Hạt: Hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó, hạt bí ngô, hạt hướng dương,…
- Ngũ cốc nguyên cám: gạo lứt, yến mạch…
- Chất béo bảo hòa: bơ, dầu ô-liu, dầu dừa, dầu phọng, dầu hướng dương, dầu mè…
- Sữa từ thực vật: sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa hạt điều…
- Gia vị: sả, húng quế, húng lủi, kinh giới, húng chanh (tần lá dầy), tiêu đen, ớt, nghệ, gừng…
- Đạm thực vật: tảo xoắn, lá chùm ngây (Moringa oleifera), đậu rồng, đậu phụ,
- Đủ nước sạch: từ 1, 5 – 2 lít/ngày.
- Bổ sung enzyme, lợi khuẩn: khi cần.

3. Thực phẩm cần ăn ít:

- Cá: các loại cá
- Thịt động vật: thịt heo, thịt bò, gà, vịt, ngan, ngỗng…
- Sữa: các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phô mai…
- Trứng: trứng và các sản phẩm chế biến từ trứng.

4. Những thực phẩm cần rất ít:

- Thức ăn nhanh: khoai tây chiên, xúc xích, bơ động – thực vật (butter – margarine) snach, chả giò…
- Bánh kẹo, nước ngọt: bánh ngọt, soda, nước trái cây, kẹo, các loại ngũ cốc có đường.
- Các loại tinh bột: bánh mì trắng, gạo trắng, phở,…
- Thực phẩm đóng gói và đông lạnh.
- Các chất tạo ngọt nhân tạo*: saccharin, aspartame, acesulfame potassium (Ace-K), sucralose, cyclamate, advantame, neotame.
- Các sản phẩm thịt chế biến sẵn: thịt xông khói, pate, nướng…
- Rượu bia.

Lời kết: 

Bệnh do di truyền từ cha mẹ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, hầu hết nguyên nhân gây bệnh khó chữa là “từ miệng mà vào” và lối sống không hợp lý!

*Aspartame (có trong nhãn hiệu Equal và NutraSweet) ngọt gấp 220 lần đường mía, Sucralose (có trong nhãn hiệu Splenda) ngọt gấp 660 lần đường mía, Saccharin (Sweet ‘N Low, Sweet Twin, NectaSweet) ngọt gấp đường mía 200-700 lần, Stevia (Truvia, Pure Via, Sun Crystals), Acesulfame K (Sunett và Sweet One), Neotame, La Hán quả (Nectresse), Cyclamates (chất ngọt nhân tạo này bị cấm lưu hành vì có liên quan đến ung thư bàng quang).