Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Chế Độ Ăn Cho Người Bệnh Thận

 NGƯỜI BỆNH SUY THẬN (BỆNH THẬN MẠN TÍNH) 

NÊN ĂN VÀ KIÊNG GÌ?

Bs. Trần Văn Năm

1. Thận khỏe để thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đào thải chất cặn bã qua đường nước tiểu như: ure, creatinine, acid uric...

- Điều hòa lượng nước, muối, các ion: Kali, Ca, phosphate, H+…

- Vai trò nội tiết: 

+ Tổng hợp các hormone:

o Erythropoietin (kích thích tủy xương sinh ra hồng cầu), 

o Renin [renin – angiotensin – aldosterone system (RAAS)] điều hòa huyết áp động mạch); chuyển hóa tiền chất Cholecalciferol thành vitamin D có tác dụng sinh học (1,25-dihydroxycholecalciferol),

o Prostaglandin.

+ Giáng hóa (hủy): insulin (hình thành insulinase để hủy insulin) và hormone tuyến cận giáp (parathyroid hormone).

 

2. Thận suy có 5 mức độ sau:

(theo The National Kidney Foundation’s Kidney Disease Outcomes Quality Initiative, KDOQI)

Độ suy thận Độ lọc cầu thận
(GFR = ml/1’/ 1,73 m2)
Đánh giá độ giảm chức năng thận
1 ≥ 90 GFR bình thường hoặc tăng.
2 60 – 89 GFR giảm nhẹ
3 30 – 59 GFR giảm trung bình
4 15 – 30 GFR giảm nặng
5 < 15 GFR giảm rất nặng – suy thận giai đoạn cuối.


3. Nguyên tắc ăn uống của người bị suy thận:

- Ăn ít chất đạm (đặc biệt đạm động vật), nhưng cần đủ 8 acid amine thiết yếu (cơ thể không tổng hợp được),

- Giảm chất phosphate (còn gọi phosphorus) nên dưới 800 – 1000 mg/ngày.

- Giảm muối (<2.000 mg/ngày), bột ngọt (mì chính) và bột nêm vì chứa nhiều Natri, kiểm soát Kali nên ít hơn 2.000mg/ngày.

- Bổ sung đủ chất Bột đường và chất Béo (ưu tiên từ thực vật, nhưng tránh sụt cân quá mức).

- Lượng nước uống vào = lượng nước tiểu (hôm trước) + 500 ml.


4. Cách ăn cụ thể:

4.1. Ăn thường xuyên:

- Rau quả: nên chọn các loại chứa nhiều chất antioxidant (chống oxid hóa), vitamin  nhưng ít Phosphorus, Natri và Kali.

Tên thức ăn Đặc tính
Cải Sup-lơ (cauliflower) Có nhiều vitamin B, K, C, Folate…kháng viêm và tốt cho tiêu hóa.
Ớt chuông Tính kháng viêm, chống oxid hóa, ít Kali
Hành Nhiều vitamin C, B, Manganese, probiotic.
Tỏi Nhiều Manganese, vit. C, hợp chất Sulfur có tính kháng viêm./td>
Cải bắp (cabbage) Nhiều vit. C, K, B; khoáng chất, xơ không tan, nhưng ít Kali, Phosphor, Na.
Quả Dứa Có ít Kali, nhiều chất xơ, Manganese, vit. C và Bromelain chống viêm.
Nấm hương (đông cô, shiitake mushroom) Ít Kali, nhiều vit. B, Cu, Mangansese, và selenium. Có tác dụng chống oxid hóa.
Hạt Macca Ít phosphorus, nhiều chất béo tốt, vitamin B, Mg, Cu, Fe, Manganese.
Củ cải (Radish) Có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, antioxidant, ít Kali và phosphorus.
Cải củ (Turnip) Ít kali, nhiều chất xơ, vit. C và Manganese.
Xà lách rocket Ít Kali, nhiều vit. K, Manganese, Ca, Nitate tốt cho mạch máu.
Một số loại khác có thể thay thế xen kẽ các loại trên Dưa leo, Bầu, Bí, Su hào, Cà rốt, Cải, Rau diếp, Lê, Táo, Dưa hấu, Dâu, Cà chua, Mơ, Đào, Xoài, Đu đủ, Dứa, Mận, ổi, quả Việt quốc, nho đỏ, Tấm lúa mì, Kiều mạch,…


- Củ: Khoai tây, Khoai sọ, Khoai lang, bột Sắn dây, Miến (từ củ Dong), Bắp…

- Chất bột đường: mật mía, thốt nốt, mật Ong… 

- Chất béo: chủ yếu dầu như Olive (không sử dụng nhiều lần và đun quá sôi), lòng trắng trứng, ít mỡ (chọn mỡ mỡ cá hơn mỡ từ động vật máu nóng).


4.2. Ăn ít hoặc rất ít:

- Loại rau có nhiều đạm: Tảo xoắn, Yến sào, Bồ ngót, Chùm ngây, rau Dền, rau Muống, Đậu rồng, Đậu nành, xì dầu, phô mai (chứa nhiều phosphate), Kale, spinach…

- Chuối, măng tre, dưa muối, thực phẩm ngâm chua, trái cây sấy khô…vì chứa nhiều Kali.

- Trái cây: Cam, Kiwi, Chuối,…

- Nước ngọt có gaz, đường tinh chế (đường trắng, đường phèn),

- Thịt: Bò, Heo, Gà, Ngũ tạng (đồ lòng), cá, tôm cua, trứng, sữa, mì ống, Hạt kê, gạo, bánh mì trắng, dừa, nấm, các sản phẩm từ sữa, 


4.3. Từ bỏ: 

-   Thuốc lá, rượu bia.


Lời kết:

Trên đây là những thực phẩm khuyên nên sử dụng cho người bệnh suy thận mạn tính. Mục tiêu là hạn chế chuyển độ nặng của suy thận. Nhưng tùy vào mức độ suy thận, kết quả xét nghiệm máu  và bệnh lý đi kèm, người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị về cách dùng thuốc và chế độ ăn phù hợp cho từng người để có hiệu quả điều trị tốt nhất.


Tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5677276/

https://www.kidneyfund.org/

https://www.healthline.com/nutrition/foods-to-avoid-with-kidney-disease#1