Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Chỉ số đường huyết (Glycemic index)

NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NÊN CHỌN THỰC PHẨM GÌ?

Bs. Trần Văn Năm

Chế độ ăn đóng vai trò lớn và quyết định thành công trong kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, không dễ dàng để chọn thực phẩm ít gây tăng đường huyết đột ngột đặc biệt là các loại rau – củ - trái cây.

Các chuyên gia chuyên ngành đái tháo đường (ĐTĐ) đã đề xuất 2 thông số của các loại thực phẩm cần lưu ý đó là:

- CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT (GLYCEMIC INDEX = GI): chỉ số đường huyết thể hiện tốc  độ tiêu hóa và hấp thụ các chất đường bột gây tăng nhanh lượng đường trong máu.

- TẢI LƯỢNG ĐƯỜNG HUYẾT (GLYCEMIC LOAD = GL, được phổ biến năm 1997 bởi Dr. Walter): một thông số cho biết số lượng và chất lượng chất bột đường (carbohydrate) trong một dạng thực phẩm. 

Công thức tính GL:

GL = (GI x lượng carbohydrate có trong 100g thực phẩm) / 100.

Ví dụ: Dưa hấu có chỉ số đường huyết là 72; lượng carbohydrate trong 100g là 5. GL sẽ là 72 x 5g/100 # 3,6 – 4. Vì GL của Dưa hấu thấp nên người bệnh ĐTĐ vẫn có thể ăn với một lượng vừa phải mà không sợ ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu; 

Táo và Khoai tây cùng có GL 30% trọng lượng. Do đó, một quả táo hoăc một củ khoai tây nặng 50 gram thì sẽ chứa khoảng 15 gram chất đường bột. Với GI là 40 và GL của quả táo là 6 gram (40 x 15/100). Nhưng vì khoai tây có GI là 80, nên có GL là 12 gram (80 x 15/100). Nói cách khác,  ăn một củ Khoai tây thì tác động lên đường huyết sẽ gấp đôi so với ăn một trái táo.

Nhìn chung, loại rau củ nào chứa nhiều nước sẽ có GL thấp và sẽ ít gây tăng nhanh đường huyết.


Trong lựa chọn thức ăn, người bệnh đái tháo đường cần ưu tiên chọn những loại có GL và GI nằm trong khu vực màu xanh (GL từ 0 – 10; GI từ 0 – 55), phần còn lại là màu vàng (GL từ 11 – 19; GI từ 56 – 69) và cần hạn chế loại có màu đỏ (GL từ 20 – 60; GI từ 70 – 100). Trừ trường hợp hạ đường huyết khẩn cấp nên chọn loại thức ăn nằm trong vùng màu đỏ [PubMed].

Tuy nhiên, GI và GL chỉ có giá trị tham khảo. Cũng như thuốc điều trị bệnh, khi uống vào cơ thể mỗi người sẽ có đáp ứng rất khác nhau: có hoặc không hiệu quả, thậm chí bị dị ứng. Cùng một thực phẩm có cùng GI cao (vùng màu đỏ) không phải ai ăn vào đều gây tăng nhanh đường huyết như nhau. Do đó, ngoài GI, GL của thực phẩm, còn nhiều thông số khác chi phối nữa như: cân nặng, giới tính, lượng insulin, haemoglobin trong máu. Nên người bệnh ĐTĐ còn cần phải theo dõi sự cảm nhận, những thay đổi của cơ thể về tính chịu được (dung nạp) với bất cứ loại thức ăn, nước uống nào khi đưa vào cơ thể.

Nguyên tắc chính trong lựa chọn thức ăn của người ĐTĐ là ăn với số lượng ít (hoặc vừa đủ) và hợp lý về tỉ lệ các thành phần: nhiều rau xanh, ít bột đường và chất béo, đủ đạm (động – thực vật).


GI, GL của một số thực phẩm thông dụng tại Châu Á:



Thực phẩm chứa carbonhydrate
Chỉ số đường huyết (GI)
Tải lượng đường huyết (GL)
Sầu riêng
Cơm gạo lài (hấp, Thái Lan)
Đường maltose (50 mg)
Đường glucose (50 mg)
Nếp
Bánh gạo giòn
Xôi
Cơm gạo lức
Cơm tấm
Mì tươi (làm từ bột mì)
Cơm cá khô
Thức uống thể thao hiệu Gatorade
Khoai lang
Dưa hấu
Gạo hạt vừa
Bánh mì trắng
Bánh quẩy
Mật ong
Cơm rau xào và thịt gà
Cháo gạo
Nước ngọt vị cam
Thơm
Khoai tây luộc
Đường sucrose (đường đôi)
Khoai tây hấp
Cháo gạo rang
Snack khoai tây
Gạo hạt dài
Nho đen
Bún gạo
Nước ngọt vị cola
Đu đủ
Cơm với tương đậu nành
Bắp
Yam
Xoài
Xôi (hàm lượng amylase cao)
Nước cam
Mì gói
Khoai sọ
Chuối
Mì chiên giòn
Đường lactose
Nếp than
Bún gạo tươi (đã trụng nước sôi)
Bánh bao hấp có nhân thịt và hành
Táo
Mì đậu xanh (đã trụng nước sôi)
Bột củ sen
Bánh xếp nhân thịt và hành
Đường fructose
Cháo cám gạo
44-45
109
105
100
94
91
88
87
86
82
79
78
77
76
75
75
75
74
73
69
68
66
66
65
62
61
6  0
60
59
58
58
56
56
55
54
51
50
50
49
48
47
46
46
42
40
39
39
39
33
28
23
19
10
46
11
10
31
23
25
37
37
34
40
12
13
5
29
11
15
16
55
23
23
5
16
8
15
23
12
25
11
23
15
4
24
18
19
8
14
12
12
4
11
19
5
14
15
12
6
18
3
6
2
3


Nguồn: Đơn vị nghiên cứu thực phẩm dinh dưỡng tại Đại học Sydney và WHO.