Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Thuốc hạ mỡ máu có trị được Xơ vữa động mạch?

KHÔNG THỂ CHỮA TRỊ VỮA XƠ ĐỘNG MẠCH (VXĐM)
NẾU CHỈ UỐNG THUỐC HẠ MỠ MÁU
Bs. Trần Văn Năm
1. Bệnh VXĐM không chỉ có người tuổi cao:
  • Khi thiếu niên đã xuất hiện dấu chứng của VXĐM,
  • Bằng chứng qua các công trình nghiên cứu: nhận thấy đã có vệt mỡ ở thành động mạch chủ khi tử thiết (autopsy) 2876 case nam và nữ từ 15 – 34 tuổi tử vong không do bệnh tim mạch và một nghiên cứu khác trên 760 người từ 15 – 34 tuổi chết do tai nạn giao thông, tự tử, bị giết cũng ghi nhận kết quả tương tự.
  • Chứng tỏ VXĐM bắt đầu bệnh từ khi còn rất trẻ.  
2. Hậu quả của VXĐM:
VXĐM gây các biến cố trên hệ động mạch lớn, vừa, nhỏ cũng như các mao động mạch và là nguyên nhân gây tử vong chiếm hàng đầu ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Các bệnh do VXĐM gồm:
  • Bệnh động mạch vành tim (bệnh tim do mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim),
  • Bệnh mạch máu não (xuất huyết não, nhồi máu não, bệnh võng mạc…),
  • Bệnh thận mạn tính,
  • Bệnh mạch máu tứ chi…
C:\Users\Tri\Pictures\Mạch vành 4.jpg
3. Nguyên nhân bệnh VXĐM: không do một nguyên nhân duy nhất mà có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần gây bệnh :
  • Tuổi cao
  • Hút thuốc lá, lạm dụng rượu – bia.  
  • Tăng huyết áp, Đái tháo đường
  • Thừa cân - Béo phì
  • Rối loạn lipid máu (tăng cholesterol, tăng TG, tăng LDL-c, giảm HDL-c),
  • Ít vận động, stress tâm thể.
  • Ăn uống không hợp lý: nhiều chất béo xấu (chất béo bão hoà có trong thịt động vật, pho mát (cheese), dầu dừa, dầu cọ); chất béo chuyển hoá (quá trình hydro hoá các loại dầu ăn) khi chiên, nướng, xào… ở nhiệt độ cao; quá nhiều đường.
  • Yếu tố di truyền: nhiều người trong gia đình mắc phải và bệnh phát sinh từ rất sớm.
  • Viêm mạn tính (low level inflammation), khi xét nghiệm máu có CRP (C- reactive protein) cao.
Như vậy, rối loạn lipid máu chỉ là một trong nhiều yếu tố gây bệnh.
4. Chữa trị và bệnh VXĐM như thế nào: cần phát hiện bệnh sớm để chữa trị tích cực và dự phòng (cả nguyên phát lẫn thứ phát).
  • Thực hiện lối sống lành mạnh: tập thể dục vừa sức thường xuyên, không hút thuốc lá, hạn chế tối đa rượu bia, sống cân bằng giữa lao động và nghỉ ngơi; biết cách kiểm soát stress (thiền định, tập thở, thư giãn…).
  • Thực hành ăn uống khoa học: bữa ăn nhiều rau – củ - quả sạch – các loại ngũ cốc, hạn chế thịt đỏ (con vật có 4 chân), thức ăn chế biến sẵn và cầu kỳ, ít muối, giảm sử dụng đường tinh chế (đường cát trắng, đường phèn, đường hoá học (saccharin) [H.1].


H.1 Phân loại đường
C:\Users\Tri\Pictures\Đường 2.png
  • Định kỳ được khám sức khoẻ để phát hiện bệnh sớm,
  • Uống thuốc tân dược hoặc đông dược khi có chỉ định và dưới sự theo dõi của thầy thuốc.
  • Sống phù hợp với thiên nhiên, chọn sử dụng các loại vừa là rau vừa có tác dụng làm thuốc. Các loại rau quả có màu đậm (xanh, vàng, đỏ đậm màu) vì chứa nhiều vitamin, chất khoáng và có vai trò antioxidant hiệu quả (xem các bài viết trước).   
5. Lưu ý:
  • Chữa trị bệnh VXĐM không nhất thiết phải uống thuốc ngày này sang ngày khác, cần thực hiện thay đổi lối sống là chính. Tránh thói quen quá lệ thuộc vào thuốc và thầy thuốc.
C:\Users\Tri\Pictures\Drugs.jpg

  • Cơ thể con người với nhiều hệ thống chức năng hoạt động đồng bộ, luôn tự điều chỉnh, tự đổi mới để tồn tại. Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết.
  • Tuân thủ sự hướng dẫn điều trị của thầy thuốc là quan trọng. Nhưng đối với các bệnh lý cần sử dụng thuốc kéo dài như bệnh VXĐM, người bệnh sẽ đóng vai trò chính quyết định hiệu quả điều trị, vì “không ai cảm nhận được diễn biến trong cơ thể rõ bằng chính người bệnh”.