Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Đề phòng Liệt vào mùa Lạnh

ĐỀ PHÒNG BỊ LIỆT VÀO MÙA LẠNH

Bs. Trần Văn Năm

Khi thời tiết chuyển lạnh vào cuối năm, nhiệt độ môi trường giảm, thân nhiệt cũng cũng thấp hơn bình thường. Cơ thể sẽ phản ứng để hạn chế mất nhiệt bằng cách co mạch, tim đập nhanh, huyết áp động mạch tăng cao hơn bình thường. Nếu không khí lạnh kèm theo gió sẽ gây giảm thân nhiệt càng nhiều hơn, đặc biệt trẻ em và người cao tuổi.


Các phản ứng co mạch, tim đập nhanh… sẽ nguy hiểm cho những ai có bệnh tăng huyết áp, bệnh tim do mạch vành, suy tim, sức đề kháng giảm… Đặc biệt, hai bệnh có khả năng gây liệt thường gặp là liệt mặt (liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, liệt Bell) và liệt do đột quỵ não (Tai biến mạch máu não: nhũn não và xuất huyết não).

(Liệt ½ người phải đi bằng nạng)

   1. Liệt nửa người do đột quỵ não:

Theo Tổ chức y tế thế giới: mỗi năm có hơn 6 triệu người tử vong do đột quỵ não trên toàn cầu. Đột quỵ não không còn chỉ là bệnh của người cao tuổi. Hiện nay số người trẻ cũng Một thống kê tại Bệnh viện ĐHYD Tp. HCM (2017): tỉ lệ đột quỵ não < 45 tuổi là 30%. Tỉ lệ này thường tăng cao vào những ngày chuyển mùa từ ấm nóng sang gió lạnh. Ai sẽ là ứng cử viên của liệt do đột quỵ não?
  • Tăng huyết áp không điều trị tích cực. Cần lưu ý người bệnh tăng huyết áp hiện có xu hướng trẻ hơn những thập niên trước đây: trên 18 tuổi là 25%, người > 60 tuổi: 50%,
  • Hút thuốc lá kéo dài, uống rượu bia thường xuyên,
  • Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) không kiểm soát tốt,
  • Ăn nhiều thịt đỏ (con 4 chân), nhiều mỡ - phủ tạng động vật, 
  • Ăn ít rau, củ, trái cây; thói quen ăn ngọt (nhiều đường tinh chế: đường cát trắng, đường phèn),
  • Thường xuyên mất ngủ, bị stress, ít vận động, thiếu tập thể dục.

2. Liệt nửa mặt ngoại biên vô căn (Liệt Bell):

  • Mặc dù nguyên nhân chính xác của chứng liệt 1/2 mặt chưa được biết. Nhưng những yếu tố nguy cơ gây liệt mặt gồm: tiếp xúc với lạnh đột ngột (uống nước đá lạnh vào ban đêm, nằm dưới quạt nhiều giờ, nước mưa…), viêm tai – mũi – họng mạn tính, tư thế nằm của đầu không thuận gây chèn ép dẫn truyền của dây thần kinh số VII (dây thần kinh mặt)… 



  • Tỉ lệ mắc bệnh không cao, khoảng 0,02% dân số bị liệt mặt. Tại Mỹ ghi nhận có 1/5000 (khoảng 40.000 người/1 năm). Người cao tuổi có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn. Tuy nhiên, người trẻ tuổi vẫn có thể bị bệnh thậm chí cả trẻ em.
  • Người bị đái tháo đường (ĐTĐ) có khả năng mắc bệnh cao gấp 4 lần người không bị ĐTĐ và thời gian phục hồi sẽ chậm hơn. Người trẻ tuổi có thể thời gian hồi phục sẽ ngắn hơn.
  • Khoảng 50% người bị liệt mặt sẽ phục hồi hoàn toàn. Khoảng 35% phục hồi tốt khoảng 1 năm, số còn lại phục hồi ít và rất chậm. 
  • Liệt mặt không gây chết người nhưng ảnh hưởng đến chất lượng sống: ăn uống khó, phát âm không chuẩn, không giám cười vì miệng lệch…).

3. Làm gì để phòng liệt do lạnh:

  • Hạn chế tiếp xúc với lạnh đột ngột, đặc biệt vào buổi sáng sớm. Cần xoa bóp, hít thở sâu, làm ấm cơ thể trước khi ra khỏi nhà. Về đêm cần giữ ấm lòng bàn chân, đầu mặt cổ…có thể dùng phương pháp xoa ấn nhẹ nhàng các vùng kể trên với ít tinh dầu thực vật (Khuynh diệp, Tràm, Bạc hà…). Cần làm ấm lại cơ thể ngay sau khi tiếp xúc với lạnh.
  • Tăng cường ăn các loại rau – gia vị có tác dụng: chống viêm, chống tiết đàm, giảm ho, tăng sức đề kháng như: Nghệ, Gừng, Tỏi, vỏ Quít, Thảo quả,…(làm
  • gia vị trong chế biến thức ăn), Tía tô, Kinh giới, Thìa là, Tần lá dầy, lá Mơ lông, Lá Đinh lăng … (Ăn sống hoặc nấu canh),
  • Uống nước nấu nấm Linh chi, trà xanh ấm uống vào buổi sáng vừa có dụng tăng sức đề kháng và chống giảm thân nhiệt. 
  • Tránh uống nước đá, bia lạnh, nước đóng chai có gaz lạnh 
  • Nên tập thể dục dưỡng sinh, yoga, đi bộ, khiêu vũ… đều đặn.

Tóm lại: Vấn đề quan trọng là kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết, kiểm soát cân nặng và chống xơ vữa động mạch. Luôn giữ ấm cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn và dự phòng bị liệt khi gặp thời tiết lạnh.