Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

Bệnh là do Không Thông

KHÔNG THÔNG, CHẮC CHẮN BỆNH

Bs. Trần Văn Năm

Một câu nói từ ngàn xưa: “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông”. Thống không chỉ đơn thuần chỉ là đau trong các bệnh hệ xương – khớp, thần kinh, phải hiểu với nghĩa thông minh hơn: thống là bất cứ bệnh lý gì gây đau khổ cho con người, ảnh hưởng đến hoạt động, chất lượng sống! Tắc: có nghĩa là Thì, Thì là, Ắt là.

Để không bị bệnh, cái gì cũng cần phải thông?


Hình minh họa


Một cách đơn giản, toàn bộ các bộ phận trong cơ thể đều phải thông! Một bộ phận nào dưới đây bị nghẽn, sẽ sinh bệnh:

  • Hệ thần kinh: dẫn truyền thần kinh, bộ phận tiếp nhận (receptors) khi bị chèn ép gây đau hoặc tê bì; tâm thần kinh (tư tưởng, suy nghĩ) không thông suốt dễ gây trầm uất, rối loạn lo âu, stress…
  • Ngũ quan phải thông (tai, tuyến lệ, mũi, họng): điếc tai, khô nước mắt, nghẹt mũi…
  • Đường hô hấp: khí vào ra không thông dẫn đến sặc, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, ngưng thở khi ngủ, ngáy…cơ thể sẽ thiếu oxy,



  • Tiêu hoá: thức ăn phải được tiêu hoá và đào thải chất bã ra ngoài, nếu không sẽ bị bón; đường mật không thông sẽ gây vàng da.


  • Đường tiết niệu: tiểu tiện không thông gây viêm đường tiểu, sỏi thận – niệu quản – bàng quang.

  • Tuyến nội - ngoại tiết: tuyến nước bọt, tuyến tuỵ, tuyến giáp, tuyến sinh dục…cần phải được xuất tiết đến cơ quan đích,
  • Theo YHCT: để phòng bệnh và trị bệnh, cần khai thông các kinh mạch và  khí huyết phải lưu thông.


Các điều kiện cần và đủ giúp cho cơ thể “thông”

Cơ thể nhìn chung giống một cái “ống” chứa khí, dịch thể và các chất hiện diện trong dịch thể. Ống này buộc phải thông, không được phép ứ đọng lại quá thời gian cho phép. Để hoàn thành nhiệm vụ, cái ống này phải:

  • Giữ sự lành lặn mặt trong ống: chính là tế bào nội mạch và lớp niêm mạc (cả nhung mao) của ống tiêu hoá, ống thở, động – tĩnh mạch, mạch bạch huyết…
  • Ổn định sức co bóp và trương lực của mạch máu; điều hoà nhu động của ống tiêu hoá,
  • Duy trì độ chênh áp suất trong buồng tim, lồng ngực, ổ bụng.


Làm gì để cơ thể được thông:


  • Sống hoà nhập, giữ mối liên hệ với mọi người, tư duy tích cực, lạc quan,
  • Uống đủ nước: 1,5 – 2 lít: tuỳ theo thể trọng, loại công việc và môi trường làm việc,
  • Tập thể dục đều đặn, 30 phút/ ngày, 5 – 6 ngày / 1 tuần. Chọn phương pháp phù hợp với tuổi và tình trạng sức khoẻ: đi bộ, chạy bộ, tập Dưỡng sinh, Yoga, Thái cực quyền,…
  • Thở đúng: thở sâu không nín thở (thở 4 thì), thở thót bụng (tạo áp suất âm trong lồng ngực và ổ bụng,


  • Xoa bóp – day ấn huyệt (các điểm trên cơ thể dùng trong châm cứu), xoa ấn trên các điểm đau vùng da đầu, ngực – bụng, lưng, các kẽ ngón tay – chân.
  • Bảo vệ lớp niêm mạc ống tiêu hoá, mạch máu, khí – phế quản bằng cách: không hút thuốc lá, hạn chế rượu – bia, không ăn thừa chất béo, chất đạm, đường; tăng cường rau quả tươi; ăn chậm nhai kỹ.
  • Tận dụng các loại rau, dược liệu có tính chống oxy hoá, chống viêm, chống kết dính tiểu cầu, ổn định lipid máu… như: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Linh chi, Nhân sâm, Nấm mèo đen, Nghệ, Gừng, Tỏi… dùng dưới dạng thức ăn hoặc trà.

“Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông”