LÀM CÁCH NÀO GIẢM CÂN HIỆU QUẢ
Bs. Trần Văn Năm
Thừa cân – Béo phì đã và đang là thảm họa toàn cầu, từ nước đã phát triển và đặc biệt cả những nước đang phát triển.
Yếu tố nguy cơ:
- Yếu tố di truyền hoặc bệnh rối loạn nội tiết chiếm tỉ lệ rất nhỏ,
- Thiếu vận động thể lực,
- Stress, rối loạn lo âu,
- Ăn thừa năng lượng: thức ăn nhanh, nhiều bột đường, nước ngọt, kẹo – bánh ngọt…
- Một số thuốc giảm đau – chống viêm: thuốc chống viêm khớp, viêm mũi – xoang, thuốc chữa Hen phế quản, thuốc trị bệnh tự miễn…
Đối tượng mắc phải:
Cả 2 giới, nhưng nữ có tỉ lệ bệnh cao hơn. Các thành phố lớn, tỉ lệ trẻ em bị bệnh béo phì ngày càng tăng cao hơn ngoại thành hay nông thôn.Phát hiện thừa cân – béo phì:
Khi vượt quá cân năng lý tưởng, cân năng lý tưởng được xác định một trong vài cách sau:- Chiều cao tính bằng Cm (Centimeter) – trọng lượng cơ thể Kg
- Chiều cao tính bằng Cm (Centimeter) – trọng lượng cơ thể Kg X 0,9
- Chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index):
BMI theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và người châu Á (kg/m2)
| ||
Phân loại
|
WHO
|
Châu Á
|
Gầy
|
Dưới 18,5
| |
Bình thường
|
18,5-24,9
|
18,5-22,9
|
Thừa cân
|
25
|
23
|
Tiền béo phì
|
25-29,9
|
23-24,9
|
Béo phì độ I
|
30-34,9
|
25-29,9
|
Béo phì độ II
|
35-39,9
|
30
|
Béo phì độ III
|
40
|
40
|
Vì sao mắc chứng (hoặc bệnh) thừa cân – béo phì:
Căn nguyên do rối loạn hoạt động liên quan đến chuyển hóa các chất dinh dưỡng (bột, đường, đạm, béo…) gồm các men chuyển hóa trong và ngoài tế bào, hệ nội tiết, chất dẫn truyền thần kinh…dẫn đến mất cân bằng giữa năng lượng đưa vào và năng lượng tiêu hao, kết hợp với các yếu tố nguy cơ kể trên.Hậu quả thừa cân – béo phì:
- Xơ mỡ động mạch: tai biến mạch máu não, bệnh tim do động mạch vành,
- Tiền và Đái tháo đường,
- Viêm – thoái hóa khớp gối, cột sống…
- Suy nhược chức năng tình dục, hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang,
- Tăng mỡ nội tạng: gan nhiễm mỡ, viêm – xơ gan, sỏi túi mật, viêm tụy…
- Tăng tỉ lệ bệnh ung thư đại tràng…
Biện pháp kiểm soát hiệu quả thừa cân – béo phì:
- Thực hiện chế độ ăn khoa học: giảm bột – đường, giảm chất béo bão hòa (mỡ động vật, phô mai); tăng cường chất đạm có nguồn gốc thực vật nhiều hơn động vật; kiêng thức ăn – nước uống có chứa nhiều đường; không ăn quá no và sau 20 giờ,
- Tập thể dục đủ thời lượng: khoảng 30 phút mỗi lần và 6 lần trong tuần, có thể chọn nhiều loại hình tập luyện phù hợp với tuổi và tình trạng bệnh đi kèm,
- Sống cân bằng làm việc và nghỉ ngơi, lạc quan, ngủ đủ giờ,
- Hỗ trợ bằng một số dược liệu sạch có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ men chuyển hóa – tiêu hóa (Sơn tra, Linh chi, Artichoke, Mạch nha, Nghệ, Bạch linh…), kiểm soát viêm (Lá sen, Bồ công anh, Hoàng liên…), cân bằng thần kinh, chống stress (Tâm sen, Lạc tiên…).