TỪ SINH LÝ ĐẾN ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN
BỆNH LOÃNG XƯƠNG
Bs. Trần Văn Năm –
Loãng xương là một bệnh (hay là hội chứng) chuyển hoá của xương với hai đặc điểm chính: khả năng chịu lực bị suy yếu và cấu trúc thay đổi nên xương không còn bền vững.
2. Dịch tễ bệnh loãng xương:
Theo Tổ chức y tế thế giới, loãng xương đứng hàng thứ hai sau bệnh tim mạch. Gãy xương do loãng xương là một vấn đề y tế có tầm vĩ mô, vì tần suất của gãy xương khá cao và ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ, nguy cơ tử vong, cũng như đến nền kinh tế của một quốc gia. Tại Việt Nam, một nghiên cứu dịch tễ học cho thấy khoảng 20% phụ nữ trên 60 tuổi có biểu hiện loãng xương.
3. Cấu tạo của xương:
Xương cấu tạo từ 2 nhóm chất chính: các chất hữu cơ tạo keo xương và các chất khoáng, tỷ lệ này thay đổi cùng với tuổi và tình trạng bệnh lý.
• Nhóm chất hữu cơ tạo keo gồm:
- Các sợi collagen bền, dai và chắc
- Các chất làm nền tạo sự kết dính
- Các tế bào xương.
• Nhóm chất khoáng: calcium, phosphor, magnesium…
4. Mật độ khoáng xương - Bone Mineral Density (BMD):
Các chất khoáng hấp thụ được vào xương là do gắn kết vào các chất keo được tạo thành các mô dạng xương làm nền trước đó, lượng chất khoáng (chủ yếu là calci) có trong xương gọi là mật độ khoáng xương (BMD).
5. Chuyển hoá của xương (Bone turnover):
Gồm 2 quá trình: quá trình tạo xương và tái tạo xương
5.1. Quá trình tạo xương (bone modelling):
Xảy ra chủ yếu trong giai đoạn từ lúc còn nhỏ tới tuổi trưởng thành.
5.2. Quá trình tái tạo xương (bone remodelling):
Quá trình tái tạo xương có chức năng phân hủy những mảng xương cũ hay xương bị tổn hại, và thay thế bằng những mảng xương mới.
5.3. Sự cân bằng của quá trình chuyển hoá xương:
Là sự cân bằng giữa quá trình tạo xương và hủy xương, thay đổi theo 3 giai đoạn phát triển của cơ thể.
• Giai đoạn phát triển (từ sơ sinh đến 25 tuổi) - Cân bằng dương: tạo xương lớn hơn hủy xương.
• Giai đoạn trưởng thành (khoảng từ 25 đến 30 tuổi) - Cân bằng tĩnh: tạo xương và hủy xương gần bằng nhau.
• Giai đoạn lão hóa (khoảng từ sau 30 tuổi trở về sau) - Cân bằng âm: quá trình tạo xương chậm dần và nhỏ hơn hủy xương.
6. Nghiên cứu của YHCT:
Qua quan sát lâm sàng của bệnh cho thấy bệnh Loãng xương có liên quan đến chứng tý và yêu thống của YDCT và chức năng của tạng Thận.
6.1. Chức năng sinh lý tạng Thận:
- Thận tàng tinh, chủ sinh trưởng, sinh sản và phát triển. Thận chủ cốt tủy, tủy liên quan đến tinh tiên thiên và hậu thiên. Người được YHCT chẩn đoán “thận suy” thường có đau lưng, mỏi gối, nhức trong xương, giảm các nội tiết sinh dục nam – nữ.
Thật vậy, một số nội tiết tố sinh dục (thận tinh) có liên quan đến xương.
• Estrogen: tăng hoạt động các tạo cốt bào (osteoblast), tăng vận chuyển ion Calcium vào xương, tăng hấp thu ion Calcium tại ruột.
• Testosteron: kích thích tổng hợp khung protid của xương, hoạt động của tế bào osteoblast, sự phát triển của xương cả chiều dài và độ dày.
- Gù lồng ngực (còi xương) dùng Lục vị gia Lộc nhung.
- Trên thực nghiệm: chuột khi bị cắt bỏ 2 buồng trứng gây loãng xương, cho uống thuốc Lục vị: giảm Calcium và hydroxyproline trong nước tiểu, tăng nồng độ Osteocalcin, tăng chất khoáng ở xương đùi, nồng độ Calcium và Phosphorus tại xương. Kết luận, thuốc Lục vị chống lại mất xương, ức chế sự thiếu xương, thúc đẩy thành lập xương và phòng ngừa loãng xương.
- Cao xương cá sấu hoa cà đã được nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng tại Viện YDHDT Tp. HCM vào năm 2008 cho thấy Cao xương có tác dụng kháng viêm, giảm đau, cải thiện lâm sàng và mật xương trên một số trường hợp theo dõi.
7. Điều trị loãng xương kinh điển:
• Các thuốc chống huỷ xương:
- Bisphosphonates: Alendronate (Rosamax), Risedronate (Actonel) và Ibandronate (Boniva).
- Liệu pháp Hormone thay thế (HRT) dùng ngăn ngừa và điều trị bệnh loãng xương.
- Thuốc điều hoà chọn lọc Estradiol (SERMs): tăng tối đa tác dụng có lợi của Estradiol cho xương.
- Calcitonin: có tác dụng điều hoà calci và chuyển hoá xương.
• Các liệu pháp đồng hoá, giúp tạo xương:
- Teriparatide (dạng hormone tuyến cận giáp của người),
- Strontium Ranelate (Protelos)
- Calcium
- Vitamin D
- Hoạt động thể lực phù hợp
- Dinh dưỡng hợp lý.
8. Điều trị loãng xương phù hợp sinh lý bệnh:
- Tuổi mãn kinh và người cao tuổi: hiện tượng thiếu chất khoáng (calcium) không đáng kể, trong khi thiếu chất hữu cơ tạo keo xương (collagen) là chủ yếu, nên cần thiết phải cung cấp đủ chất collagen (đặc biệt collagen loại 1);
- Các huỷ cốt bào có vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo xương vì giúp loại bỏ xương già cỗi, tạo điều kiện hoạt động cho tạo cốt bào thành lập xương mới. Do đó, không nên sử dụng các thuốc tiêu diệt các huỷ cốt bào, chỉ cần thúc đẩy huỷ cốt bào chết theo chương trình là đủ;
- Các tạo cốt bào giảm về lượng và chất trong quá trình tích tuổi nên quá trình tạo xương mới bị hạn chế. Vì vậy, cần sử dụng thuốc tăng hoạt động của tạo cốt bào. YDCT có các bài thuốc, vị thuốc bổ Thận (thận âm hoặc dương) có tác động kích thích hoạt động của các tạo cốt bào trên thực nghiệm.
- Khung xương của cơ thể muốn hoạt động hiệu quả không thể thiếu vai trò của hệ cơ bắp, gân và dây chằng. Hệ cơ – gân – dây chằng muốn khoẻ, dẽo dai cần sự tập luyện vừa sức – kiên trì, cũng như cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong đó có chất collagen loại II;
- Cao xương cá sấu hoa cà có chứa lượng collagen dạng thuỷ phân nên rất dễ hấp thu qua đường tiêu hoá để bổ sung vào nơi mà cơ thể đang bị thiếu.
- Khi rất cần thiết có thể kết hợp với các thuốc điều trị loãng xương kinh điển và các biện pháp không dùng thuốc khác.
Tài liệu tham khảo chính:
• Nguyễn Thu Ba (2007), Nghiên cứu thử nghiệm tiền lâm sàng Cao xương cá sấu hoa cà.
• Trần Văn Năm (2007), Đánh giá tác dụng lâm sàng của Cao xương cá sấu hoa cà trên bệnh nhân thoái hóa khớp.
• Trần Văn Năm, Tạ Thị Phước Hoà (2011). Nghiên cứu tác dụng lâm sàng của liệu pháp Diamond Bone điều trị bệnh tạo xương bất toàn.
• Trần Văn Kỳ (1997), Dược Học Cổ Truyền tập 1,2. NXB TP Hồ Chí Minh, tr. 100-116-293-452-383-172.
• Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Đình Nguyên, Loãng xương: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, phòng ngừa. NXB Y học, 2007.
• Hồ Phạm Thục Lan, Cẩm nang điều trị loãng xương, Nhà xuất bản Y Học. 2011.
• Han xuhua, Wang shimin, Yang wenzhen và Zhangnaizheng (2001), Pharmacology and clinics of Chinese materia Medica 17(5).
• Liu zhanwen (1998), Basic theories of traditional chinese medicine, Ecademy press, p. 92.
• Nguyễn HTT, von Schoultz, Phạm DMT, Nguyễn DB, Lê QH, Nguyễn DV, Hirschberg AL, Nguyễn TV (2008) “Peak bone mineral density in Vietnamese women”, Osteoporosis int; inpress.
• Hội y học Thành phồ Hồ Chí Minh (2006), “Loãng xương sau mãn kinh”, Thời sự y học, Số 3.
• Nguyễn Minh Đức, Trung tâm khoa học công nghệ dược Sài Gòn (SAPHARCEN) (2012), Nghiên cứu thành phần cấu tạo, tác dụng chống viêm, giảm đau của cao xương cá sấu hoa cà.