TẬP THỞ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ SỨC KHOẺ TỐT NHẤT?
Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc trong phòng và điều trị bệnh, phương pháp không dùng thuốc như luyện tập dưỡng sinh là không thiếu được nhằm mục đích tăng cường sức khoẻ, tăng sức đề kháng.
Ngày nay, khi các bệnh mạn tính không lây như: bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh hô hấp, cơ xương khớp… tập luyện để giữ gìn sức khoẻ là cách điều trị nền, căn bản góp phần tăng hiệu quả trị liệu của mọi biện pháp điều trị của y học hiện đại cũng như y học cổ truyền.
Tuy nhiên, nếu thở không đúng cách trong quá trình tập luyện có thể gây giảm hiệu quả tập luyện, đôi lúc còn gây tác hại đến cơ thể (tẩu hoả nhập ma?). Theo phương pháp tập Dưỡng sinh của Bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng với cách thở mở thanh quản, nhận thấy kết quả cải thiện về tâm và thể rõ rệt so với cách thở đóng thanh quản.
Cách thở 4 thời với thanh quản mở:
Gồm 4 giai đoạn:
- Hít vào: chậm đều, tối đa, bụng căng, ngực nở, chiếm ¼ thời gian;
- Giữ hơi: tiếp tục hít vào, giữ căng các cơ lồng ngực, mặc dù không có không khí vào phổi bao nhiêu, chiếm ¼ thời gian;
- Thở ra: nhẹ nhàng, không kìm, không thúc, chiếm ¼ thời gian;
- Nghỉ: các cơ hô hấp buông lỏng, cơ thể trong trạng thái thư giãn, chiếm ¼ thời gian.
Lợi ích của mở thanh quản?
- Tạo được áp suất âm (thấp hơn áp suất khí trời) trong lồng ngực;
- Máu sẽ dễ dàng về tim theo hệ thống tĩnh mạch, giúp nhẹ gánh nặng cho tim;
- Tạo thuận lợi cho việc trao đổi O2 và CO2 giữa máu và phế nang đạt hiệu quả cao nhất;
- Tăng cung cấp oxygen cho tế bào hoạt động tốt nhất;
- Giúp ổn định, tạo sự cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh.
Kết luận:
Cách thở tốt nhất là không được đóng thanh quản sau khi hít vào vì nếu đóng chúng ta sẽ không đạt được các lợi ích kể trên.
Cách thở 4 thời với thanh quản mở:
Gồm 4 giai đoạn:
- Hít vào: chậm đều, tối đa, bụng căng, ngực nở, chiếm ¼ thời gian;
- Giữ hơi: tiếp tục hít vào, giữ căng các cơ lồng ngực, mặc dù không có không khí vào phổi bao nhiêu, chiếm ¼ thời gian;
- Thở ra: nhẹ nhàng, không kìm, không thúc, chiếm ¼ thời gian;
- Nghỉ: các cơ hô hấp buông lỏng, cơ thể trong trạng thái thư giãn, chiếm ¼ thời gian.
Lợi ích của mở thanh quản?
- Tạo được áp suất âm (thấp hơn áp suất khí trời) trong lồng ngực;
- Máu sẽ dễ dàng về tim theo hệ thống tĩnh mạch, giúp nhẹ gánh nặng cho tim;
- Tạo thuận lợi cho việc trao đổi O2 và CO2 giữa máu và phế nang đạt hiệu quả cao nhất;
- Tăng cung cấp oxygen cho tế bào hoạt động tốt nhất;
- Giúp ổn định, tạo sự cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh.
Kết luận:
Cách thở tốt nhất là không được đóng thanh quản sau khi hít vào vì nếu đóng chúng ta sẽ không đạt được các lợi ích kể trên.