Thứ Hai, 21 tháng 11, 2016

Chỉ số OSTA đánh giá nguy cơ Loãng xương

CHỈ SỐ OSTA (Osteoporosis  Self  assessment Tool for Asian)
Bs. Trần Văn Năm

Loãng xương hiện là vấn đề lớn của sức khoẻ toàn cầu do chi phí điều trị và giải quyết hậu quả của bệnh rất nặng nề. Bệnh cần được sớm điều trị và phòng ngừa gãy xương. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương là đo mật độ khoáng của xương (BMD, Bone Mineral Density) bằng máy DEXA (dual energy X-ray absorptiometry). Tuy nhiên, kinh phí để đo BMD hiện còn cao so với thu nhập bình quân của dân số các nước đang phát triển, đặc biệt là vùng nông thôn. 

Một công cụ dùng tự lượng giá khả năng bị loãng xương của người Châu Á trên 45 tuổi được áp dụng từ năm 2001 do Koh và cộng sự phát triển, dựa vào tuổi (năm) và cân nặng (Kg). Giá trị của công cụ tuỳ theo tác giả áp dụng, nhưng thường được ghi nhận với độ nhạy 91% và độ chuyên biệt là 45%.

Kết quả của công cụ có thể ở dạng tính điểm hoặc biểu đồ để đánh giá mức độ nguy cơ: thấp, trung bình hoặc cao.

Công thức OSTA = 0.2 x [ trọng lượng (kg) – tuổi (năm) ] 

Kết quả:  
> -1         =  nguy cơ cao
-1 đến -4 = nguy cơ trung bình
< -4         = nguy cơ thấp

Dạng biểu đồ lượng giá nhanh yếu tố nguy cơ loãng xương: 

C:\Users\Tri\Pictures\Osta (post-menopausal).jpg


Nguy cơ cao: khoảng 61% người bị loãng xương, cần gặp thầy thuốc để chỉ định đo mật độ xương.

Nguy cơ trung bình: khoảng 15% bị loãng xương, nên gặp thầy thuốc để kiểm tra mật độ xương.

Nguy cơ thấp: có 3% người loãng xương, tuy nhiên nếu có kết hợp với các yếu tố nguy cơ kinh điển khác như: mãn kinh sớm, tiền căn bản thân và gia đình có người từng bị gãy xương, uống một số thuốc có nguy cơ gây loãng xương…cũng cần gặp thầy thuốc để được tư vấn. 

Source: 
http://osteoporosissoc.org.sg/osta-chart/