CÁC LOẠI RAU VỪA LÀ THUỐC CÓ TÁC DỤNG HẠ ÁP
Bs Trần Văn Năm
1. Rau cần tây (Apium graveolens L. họ: Apiaceae (Umbelliferae).
- Thành phần: chứa nhiều carotene và vitamin C, chất khoáng, vitamin. Tinh dầu carbon terpen, d.limonen, silinen, sesquiterpen stinben…
- Tác dụng lợi tiểu, hạ áp, điều hoà hệ thần kinh trung ương và an thần, giảm acid uric, giảm đau khớp, ngừa sỏi thận.
- Ăn dạng rau sống, nấu canh hoặc xay vắt lấy nước uống.
2. Rau ngót (Sauropus androgynous (L) Merr. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)
- Thành phần: có vitamin C, nhiều acid amine kể cả những acid amine thiết yếu, hợp chất phenolic, carotenoid, anti-oxidant, Na, K, Ca, P, Fe, Mg, Cu, Zn, Mn, cobalt [The Natural Products Journal, 5(2): 115-123].
- Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt.
- Tác dụng: giảm sốt, thải độc, lợi tiểu, điều tiết nước bọt, thúc đẩy tuần hoàn, bổ máu, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, chống viêm,
- Nấu canh (cá, thịt, cua…) hoặc hãm với nước sôi như dạng trà.
3. Cải cúc - còn gọi Cúc Tần ô (Chrysanthemum coronarium L. họ: Asteraceae)
- Bộ phận dùng: toàn cây
- Tính vị: ngọt, hơi đắng, mát.
- Thành phần: nhiều chất dinh dưỡng như: 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và các axit amin, lysin, chất xơ… và nhiều vitamin quan trọng.
- Tác dụng: chống viêm họng và phế quản, trị ho, dịu thần kinh, chống tim đập nhanh, dễ ngủ, ổn định huyết áp.
- Liều dùng: 10 – 15 g/ngày.
4. Tỏi (bài viết 28/10/2015)
5. Nấm mèo (bài viết 9/10/2016).
Ngoài ra, người có bệnh tăng huyết áp nên sử dụng thường xuyên một số loại rau có tác dụng bền thành mạch, chống gốc tự do (anti-oxidant), thúc đẩy tuần hoàn như: cà chua, các loại trái cây họ cam quýt (chanh, cam, quít, bưởi), cây Chùm ngây, các loại rau có lá màu xanh đậm. Tuy nhiên, trong chế biến cần hạn chế bột niêm, muối, đường vì khi sử dụng nhiều sẽ gây tăng huyết áp.