Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Sức khỏe Đại tràng (phần 3)

Phần 3: LÀM SẠCH ĐẠI TRÀNG (RUỘT GIÀ) SỨC KHOẺ SẼ TĂNG
Bs. Trần Văn Năm

Đại tràng (ĐT) có nhiệm vụ: tham gia vào hệ miễn dịch (nhờ vào lợi khuẩn), chứa chất cặn bã và đào thải chúng ra ngoài.
Sau khi chất dinh dưỡng được hấp thu qua ruột non, phần còn lại của thực phẩm không cần thiết cho hoạt động của cơ thể (phân) thường chỉ lưu lại trong ĐT trung bình 24 giờ, nếu chúng ở lại lâu hơn (chứng táo bón) sẽ sinh ra các chất độc hại cho cơ thể.
Vì vậy việc làm sạch ĐT là việc làm cần thiết để phòng cơ thể bị nhiễm độc cũng như các bệnh Viêm ĐT, thậm chí ung thư ĐT…

Các cách để giúp ĐT làm sạch chất cặn bã (phân):
  • Chế độ ăn nhiều rau, củ, trái cây tươi hơn là ăn thịt và chất tinh bột. Nếu táo bón nên tăng cường củ Cà rốt, Khoai lang, Đu đủ, Nha đam (Lô hội), Mè đen, Đậu xanh, rau Mồng tơi, rau Đay, ngọn dây Khoai lang, rau Sam, gạo lức…
  • Nấu dạng trà một số dược liệu có tác dụng nhuận tràng, tăng tiết mật: Trái nhàu, lá Muồng trâu, Nhân trần, Thảo quyết minh, Bột Sắn dây…
  • “Xoa bóp Đại tràng” bằng cách thở thót bụng: sau khi thở vào sâu vài lần sẽ ép bụng thở hết ra và nín thở lại (đóng thanh quản), tiếp theo co cơ bụng lõm xuống trong 15 giây, sau đó buông lỏng cơ bụng, rồi co lõm cơ bụng tiếp vài lần (Xem hình minh hoạ).
C:\Users\Tri\Pictures\thở cơ hoành.jpg
  • Biện pháp cơ học: thụt tháo bằng bằng nước sạch với lượng ít (khoảng 150 – 200 ml nước) hay thụt bằng nước sắc dược liệu Đại hoàng (có chỉ định của thầy thuốc). Rất có lợi cho những người thường phải đi tiêu vài lần mới có cảm giác hết phân, hoặc thường xuyên có tiếng kêu (sôi bụng) hay trung tiện nhiều (đánh lơi). Thụt với lượng nước ít có tác dụng giúp làm sạch phân ở đoạn trực tràng hoặc đại tràng Sigma, giúp phòng nhiều loại bệnh do tích tụ phân lâu ngày trong ĐT.
C:\Users\Tri\Pictures\Đai-trang-sigma.jpg

Đoạn trực tràng và đại tràng sigma được làm sạch sau thụt tháo.