Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

Hội chứng trào ngược Dạ dày Thực quản (GERD)

Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ  
HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN
Gastroesophageal Reflux Disease (GERD)
Bs. Trần Văn Năm
C:\Users\Tri\Pictures\gastroesophageal_reflux.jpg
Một bệnh lý rất phổ biến, bệnh thường kéo dài và dễ tái phát. Đây là vấn đề y tế toàn cầu, chữa trị đòi hỏi sự kiên trì và bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống.  
1. Cơ chế bệnh sinh:
  • Mất hàng rào chống trào ngược thực quản,
  • Cơ chế chính là giãn cơ thắt dưới của thực quản (lower esophageal sphincter), mất đồng bộ giữa đóng – mở cơ thắt dưới thực và co bóp của dạ dày.
  • Trào ngược gây: viêm thực quản, loét, co dúm niêm mạc,…
2. Biểu hiện của bệnh:
  • Triệu chứng điển hình: Ợ nóng sau xương ức, thỉnh thoảng lan đến họng, cùng cảm giác chua trong miệng, đau ngực, khó nuốt, khó chịu vùng thượng vị,…
  • Triệu chứng không điển hình: gặp khoảng 40-60% người có dạng hen, 57-94% người bệnh than phiền về tai – mũi – họng (khàn tiếng, cảm gíac nghẹn ở cổ, nuốt không xuống và khạc không ra) và khoảng 43-75% bệnh nhân bị ho khan mạn tính. Có thể do hít lượng nhỏ chất có trong dịch dạ dày trào ngược.
3. Các triệu chứng khác:
  • Ợ hơi, nuốt khó hoặc đau khi nuốt,
  • Tăng tiết nước bọt đột ngột,
  • Cảm giác nghẹn, thức ăn khó xuống,
  • Viêm lợi, mòn men răng
  • Cảm giác bị kích thích trong miệng,
  • Khàn tiếng vào buổi sáng,
  • Chua miệng, hơi thở hôi.
4. Nguyên nhân:
  • Thói quen ăn uống: ăn vội vàng, món ăn khó tiêu hoá, nhịp sống hối hả, căng thẳng,
  • Yếu tố gia đình (di truyền),
  • Viêm dạ dày do Helicobacter pylori là một trong những nguyên nhân của Gerd,
  • Hơn ½ phụ nữ mang thai từng có chứng ợ nóng, do thai phát triển gây tăng áp lực trong bụng và thay đổi hormone gây nên triệu chứng này, hầu hết sẽ khỏi sau sinh.
5. Những yếu tố gây nặng Gerd’s
  • Lo âu, stress tâm thể,
  • Ăn nhiều trái cây họ cam – quit, Chocolate, coffee, nước uống có cồn,
  • Ớt, thức ăn dầu mỡ, chiên,
  • Tỏi, Hành, Tiêu, Cà chua, rượu bia, thuốc lá,
  • Thưà cân, mang thai,…
6. Chẩn đoán: dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng:
  • Nội soi (Upper Endoscopy): quan sát được tình trạng viêm thực quản – dạ dày, thoát vị hoành, bệnh Barrett's thực quản. Lưu ý có khoảng 40 – 60% người bị Gerd’s nhưng nội soi bình thường.
  • Đo điện đồ thực quản (thực quản đồ, esophagram),
  • Đo áp lực thực quản (esophageal manometry).
7. Biến chứng lâu dài của Gerd’s:
  • Viêm thực quản, bệnh ác tính
  • Hẹp thực quản (nghẹn, khó nuốt),
  • Viêm thực quản kéo dài có nguy cơ dẫn đến ung thư.
  • Hen phế quản, ho mạn tính, xơ phổi có thể thúc đẩy và thậm chí gây Gerd’s
7. Điều trị:
7.1. Thuốc Tân dược thường dùng:
  • Gaviscon (chất tạo bọt, Foaming)
  • Ức chế thụ thể H2 (Ranitidin)
  • Ức chế bơm proton (omeprazole, esomeprazole…)
  • Antacid, maalox,…
  • Kháng sinh khi có HP dương tính trong dạ dày.
7.2. Không dùng thuốc:
  • Bắt đầu chương trình kiểm soát stress: Yoga, Thái cực quyền, khí công, thư giãn và thở 4 thời.
  • Ăn uống hợp lý: không ăn quá no, chia nhiều bữa ăn nhỏ, ăn chậm nhai kỹ, ngồi sau ăn 20 phút.
  • Ngưng thuốc lá, rượu,
  • Giảm cân (nếu thừa cân)
  • Chia nhiều bữa nhỏ,
  • Tránh nằm ngay sau ăn.

(còn tiếp)