Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Hội chứng trào ngược Dạ dày Thực quản (Phần 2: YHCT)

Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ
HỘI CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN (tt)
Bs. Trần Văn Năm
Heartburn and Acid Reflux
1. Không dùng thuốc:
  • Tập Dưỡng sinh hay Yoga: Ổn định thần kinh bằng tập luyện dưỡng sinh kết hợp với thở sâu để cân bằng co bóp và thư giãn cơ của ống tiêu hoá.

Thực hành yoga góp phần điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh trong đó có hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Qua nghiên cứu của các tác giả: Dharmesh Kaswala, Shamik Shah, Avantika Mishra, Hardik Patel, Nishith Patel, Pravesh Sangwan, Ari Chodos, và Zamir Brelvi, đăng trong Int J Yoga. 2013 Jul-Dec; 6(2): 131–133.
Kết quả: phần lớn những người tham gia tập yoga đã kiểm soát được các triệu chứng do Gerd’s gây ra so với đơn thuần sử dụng thuốc ức chế bơm proton.

  • Châm cưú – day ấn huyệt: Huyệt thường dùng
Đản trung (CV-17), Trung quản (CV -12), Huyệt Nội quan (PC-6), Túc tam lý (ST-36), Tam âm giao (Sp. 6), Thái xung (Liv. 3).

Huyệt đặc hiệu:
  • Túc tam lý (St. 36): Trị tất cả chứng bệnh dạ dày ruột, buồn nôn, nôn, đầy bụng, chướng hơi, sôi bụng, táo bón, kích thích hệ miễn dịch, hội chứng tiền kinh nguyệt, trầm cảm, mất ngủ, căng thẳng). Trị chứng Gerd, đau thượng vị, khó tiêu, tiêu chảy, trong phụ khoa điều trị chứng u xơ, u nang, khinh nguyệt không đều , đau vùng trước tim, lo lắng, mất ngủ, căng thẳng.

  • Thái xung (LV 3 or Liver 3):Trị tiêu chảy, ợ chua, táo bón, buồn nôn, nôn, bệnh về mắt, đau đầu, chóng mặt, rối loạn kinh nguyệt, đau ngực, lo lắng, dễ kích thích, mất ngủ.
Túc tam lý (St. 36) St36
Thái xung (LV 3 or Liver 3) Lv3 acupressure point

Công tôn (Sp.4) Sp4 acupuncture point

Nội quan (P.6) PC 6

Huyệt Trung quản (central venter, CV 12) CV12 acupressure point



2. Sử dụng thuốc: Có 2 thể bệnh thường gặp theo YHCT
2. 1. Giảm lực co bóp cơ dạ dày (Vị khí trệ - Tỳ suy): thường bệnh lúc tăng, lúc giảm.
Hướng trị liệu: ổn định lực co bóp dạ dày, kích thích tiêu hoá (phép hành khí kiện tỳ):
    • Triệu chứng: bụng trên đầy tức, ợ hơi, ợ chua, ăn ít, buồn nôn, đại tiện phân nát hoặc lỏng, ăn uống thức ăn ấm nóng cảm gác dễ chịu hơn.
    • Thuốc: Trần bì, Hậu phác, Sa nhân, Mộc hương, Hương phụ…
    • Bài thuốc khác: Việt cúc hoàn: Thương truật, Hương phụ, Xuyên khung, Thần khúc, Sơn chi tử (sao)
2.2. Rối loạn co thắt cơ của ống tiêu hoá (dạ dày, môn vị và tâm vị = Can khí uất trệ):
Hướng trị liệu: điều hoà co thắt cơ dạ dày, môn vị và tâm vị (phép Sơ can, lý khí giải uất):
    • Triệu chứng: ngoài các triệu chứng ợ nóng, đắng hoặc chua miệng, hông sườn đau tức, khối u di động, kèm kinh nguyệt không đều, hoặc đau bụng kinh, dễ cáu gắt, thích thức ăn mát lạnh, không thích nóng
    • Thuốc: Sài hồ, Uất kim, Nghệ, Xuyên luyện tử, Thanh bì, Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm…
    • Các bài thuốc: Tứ nghịch tán (Sài hồ, Chích thảo, Thược dược, Chỉ thực);  Sài hồ sơ can tán (Sài hồ, Bạch thược, Chỉ sác, Chích thảo, Xuyên khung, Hương phụ); Tiêu giao tán (Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Bạch linh, Chích thảo).
3. Kết luận:

Để thành công trong kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, cần thay đổi lối sống kết hợp phương pháp không dùng thuốc (tập dưỡng sinh, yoga, thiền định) và sử dụng thuốc. Đối với các thể nặng giai đoạn đầu cần phối hợp hợp lý Y học cổ truyền và Y học hiện đại cũng như tuân thủ theo hướng dẫn chữa trị của thầy thuốc.