Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Châm cứu có gây co cứng sau Đột quỵ não không?

CHÂM CỨU CÓ GÂY CO CỨNG CƠ SAU ĐỘT QUỴ NÃO KHÔNG?

Bs. Trần Văn Năm

Theo kết quả của các công trình nghiên cứu trên người bệnh bị đột quỵ não (tai biến mạch máu não, TBMMN) cho thấy khoảng ¼ số người bị co cứng cơ xảy ra từ tuần thứ 3 trở đi [1][2].

https://kenkodojoclinictoku.files.wordpress.com/2012/12/images10.jpeg?w=700&h=


Chứng co cứng cơ thường kèm theo triệu chứng đau gây ảnh hưởng đến chất lượng sống như: khó vận động, rối loạn giấc ngủ, phản ứng ngoại ý do thuốc giảm đau (viêm dạ dày, tăng huyết áp, rối loạn chức năng gan thận). Như vậy, khoảng 20 – 30% người sau TBMMN sẽ bị co cứng cơ dù cho có hoặc không châm cứu.


Châm cứu để làm gì?

Khi châm kim qua da vào một điểm đặc biệt trên cơ thể gọi là huyệt (có mạch máu, các đầu tận cùng của dây thần kinh) sẽ kích thích các dây thần kinh hướng tâm (somatic afferent nerves) gởi thông tin đến vỏ não và các nhân khác ở cuống não, chất xám quanh cống não (periaqueductal gray), và nhân cạnh não thất (paraventricular nucleus) của vùng hạ đồi.


Động tác châm kim này sẽ kích thích tế bào thần kinh tiết ra chất dẫn truyền thần kinh là endo-morphine, serotonin, và các chất nội tiết khác [3].

C:\Users\Tri\Pictures\acu-mechanism.jpeg


Châm cứu có tác dụng gì [3,4]?

  • Giảm đau, chống viêm.

  • Chống co thắt cơ trơn (cơ của ống tiêu hoá, mạch máu, khí phế quản) và cơ vân (cơ bắp).

  • Điều hoà miễn dịch, tăng sức đề kháng.

  • An thần, giải lo âu.


Kinh nghiệm trong thực hành hằng ngày: sau khi bị TBMMN, để đạt kết quả phục hồi tốt về vận động, tâm thần, cảm giác. Nên:

  • Chú ý tránh các hiệu ứng xấu do bất động (misused diseases) và phát huy tính mềm dẻo của não (brain flexibility).

  • Không nên cùng một lúc tác động lên người bệnh quá nhiều biện pháp (tập vật lý trị liệu, xoa bóp – bấm huyệt, châm cứu…) với cường độ mạnh và nhiều lần trong ngày. Việc cần làm là hãy cung cấp đủ dưỡng khí và chất dinh dưỡng lên phần não chưa bị tổn thương, đặc biệt vùng não chung quanh phần não “chết” (vùng tranh tối tranh sáng) bằng các biện pháp: nghỉ ngơi đủ, nuôi dưỡng đúng cách, cung cấp oxy có chất lượng tốt khi cần thiết.

  • Tăng cường tuần hoàn (chứa oxy) lên não bằng thuốc hoặc bằng một số thủ thuật tác động nhẹ nhàng như rung, lắc, vỗ, tác động nhẹ nhàng (kết hợp châm cứu, xoa bóp – day ấn huyệt đúng kỹ thuật) lên một số vị trí đặc biệt của cơ thể sẽ giúp phục hồi sau TBMMN đạt hiệu quả tốt nhất.


Kết luận:

Dựa vào kết quả nghiên cứu trên thực nghiệm và lâm sàng cho thấy châm cứu có thể hỗ trợ chữa trị chứng đau, liệt (vận động và/hoặc cảm giác),… trong một số bệnh cấp hoặc mạn tính, đặc biệt các bệnh có nguồn gốc rối loạn chức năng (chưa phát hiện  tổn thương thực thể trên hệ thần kinh) như rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ... và chưa có chứng cứ nào cho thấy châm cứu gây co cứng cơ sau tai biến mạch máu não.


Tham khảo:

[1]. Malhotra S, Pandyan AD, Day CR, Jones PW, Hermens H: Spasticity, an impairment that is poorly defined and poorly measured. Clin Rehabil 2009; 23:651-658.

[2]. Wissel J, Schelosky LD, Scott J, Christe W, Faiss JH, Mueller J: Early development of spasticity following stroke: a prospective, observational trial. J Neurol 2010;257:1067-1072.

[3]. Stoop, M. P. et al. Quantitative proteomics and metabolomics analysis of normal human cerebrospinal fluid samples. Mol Cell Proteomics. 9, 2063–2075 (2012).

[4] Takahashi T Effect and mechanism of acupuncture on gastrointestinal diseases, Int Rev Neurobiol. (2013).