Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2017

Chăm sóc Sức khỏe Đại Tràng (phần 2)

CHĂM SÓC SỨC KHOẺ ĐẠI TRÀNG (ĐT)
(Phần 2)
Bs. Trần Văn Năm

Sức khoẻ ĐT tốt sẽ tốt cho sức khoẻ chung và tâm trí của bạn. Tăng sức khoẻ nhằm phòng bệnh viêm đại – trực tràng, bệnh túi thừa, đại tràng kích thích, ung thư đại – trực tràng và không xuất hiện vẻ mặt “viêm đại tràng mạn”.  Để đạt mục tiêu trên cần thực hiện chế độ ăn và lối sống hợp lý.

Thực hiện chế độ ăn hợp lý:
  • Tăng khẩu phần chất xơ (prebiotic) có trong các loại đậu, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt… Tuy nhiên, cần chú ý loại bỏ gạo mốc, đậu phộng mốc,
  • Hạn chế thịt đỏ (con vật 4 chân), cân bằng lượng đạm động vật và thực vật, người cao tuổi cần tỉ lệ đạm thực vật cao hơn động vật,
C:\Users\Tri\Pictures\Củ - quả.jpg

  • Tránh thức ăn nhiều chất nhiều chất béo xấu (chất béo bão hoà có trong thịt động vật, pho mát (cheese), dầu dừa, dầu cọ); chất béo chuyển hoá (quá trình hydro hoá các loại dầu ăn) khi chiên, nướng, xào… ở nhiệt độ cao;
  • Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều gia vị (bột ngọt, bột nêm, đường…), bánh mì trắng,…
  • Không ăn uống nhiều đường tinh chế, nước ngọt có gas.
  • Thỉnh thoảng bổ sung probiotic (lợi khuẩn) từ yogurt.
C:\Users\Tri\Pictures\Egg and meat.jpg

Thực hiện lối sống hợp lý:
  • Kiểm soát cân nặng không để thừa cân – béo phì (dựa vào chỉ số BMI, đo chỉ số mỡ tạng), dự phòng hội chứng kháng insulin (gặp trong rối loạn chuyển hoá),
C:\Users\Tri\Pictures\Béobung.jpg
  • Tập thể dục đủ, trung bình 30 phút / ngày, 5 – 6 lần/ tuần.
  • Xoa bóp vùng bụng (dạ dày, ruột non, ruột già):
    • Xoa từ bên ngoài: dùng lòng bàn tay đặt trên rốn xoay thành vòng tròn từ nhỏ đến lớn theo chiều kim đồng hồ và chiều ngược lại,
    • Xoa bên trong bằng hơi thở: sau khi ép bụng thở ra thật hết sẽ nín thở lại (đóng thanh quản), thót bụng và phình bụng từ 2 đến 3 lần. Sau đó lặp lại từ 3 đến 5 lần. Mục đích: điều hoà nhu động ruột, phòng và hạn chế táo bón.
  • Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia.
  • Phòng ngừa táo bón vì nếu phân tích lâu trong đại tràng sẽ sinh ra nhiều chất khí và vi khuẩn có hại,
  • Người trên 50 tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được thăm khám hoặc nội soi đại trực tràng khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh nặng ở đại tràng (bất thường khi đi tiêu, phân có đàm máu kéo dài, đau – đầy bụng kéo dài,…).

Các dược liệu (một số vừa là rau) tốt cho hoạt động đại tràng:
  • Lá Mơ lông
  • Lá cây Cà ri
  • Gừng
  • Nghệ
  • Tỏi
  • Hành
  • Hẹ
  • Nha đam
  • Sả
  • Rau Sam,
  • Cỏ sữa, Lá muồng trâu, Trái nhàu…