DỰ PHÒNG VIÊM PHỔI CẤP DO VIRUS “VŨ HÁN” (WUHAN)
Bs Trần Văn Năm
(Nguồn internet)
Chắc hẳn chúng ta vẫn chưa quên khoảng tháng 3 năm 2003, đại dịch cúm SARs (Severe acute respiratory syndrome= Hội chứng hô hấp cấp nặng) gây nên bởi SARS-CoV (SARS coronavirus, thuộc dòng họ coronavirus) có khoảng 1750 trường hợp được phát hiện và tử vong 286 người [J R Soc Med. 2003 Aug; 96(8): 374–378.]. Hiện Trung Quốc, đã có khoảng 2019 ngàn người phát hiện nhiễm Novel CoV. và 56 ca tử vong. Tại Việt Nam, Tp. HCM hiện có 2 trường hợp xét nghiệm dương tính (2/59 ca nghi ngờ cả nước, theo Bộ Y tế) đang điều trị và cách li tại BV Chợ Rẫy.
1. Triệu chứng của bệnh:
- Thời gian ủ bệnh khoảng 14 ngày,- Khởi đầu và nhẹ sẽ không có gì khác với chứng cảm cúm thông thường như: sốt cao, hắt hơi, chảy nước mũi, ho, đau họng, đau đầu…
- Trường hợp bệnh nặng sẽ khó thở (suy hô hấp) và tử vong.
2. Ai dễ mắc bệnh:
- Người tiếp xúc trực tiếp chất thải có chứa virus (dịch tiết của người bệnh, gia cầm – gia súc nhiễm bệnh),- Người có sức đề kháng giảm sẽ dễ mắc bệnh gồm người cao tuổi, trẻ nhỏ, người có nhiều bệnh mạn tính…
3. Đường lây:
Có thể trực tiếp từ người sang người, gia cầm – gia súc, vật dụng (tay nắm cửa, chén bát, khăn…),4. Phòng bệnh:
Đến thời điểm này, chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu. Các biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu gồm:4.1. Vệ sinh trong sinh hoạt – lối sống:
- Không đến nơi dịch bệnh đang xảy ra.- Người có biểu hiện hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở… không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người.
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.
- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, nên dùng khăn vải hoặc giấy, để giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh), tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng, đặc biệt lưu ý trẻ nhỏ.
- Thường xuyên súc miệng-họng bằng nước sát khuẩn miệng.
- Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học, cơ sở y tế...
- Thường xuyên lau sàn nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa.
- Tăng cường sức khỏe bằng ăn đủ chất, uống đủ nước, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể dục.
- Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và có tiến triển ngày càng nặng phải đến khám bệnh tại cơ sở y tế gần nhất.
- Hạn chế đưa vào cơ thể chất độc hại: thuốc lá, rượu bia, chất gây nghiện…
4.2. Liệu pháp tự nhiên:
- Ăn uống: tăng cường các loại vừa là rau vừa là thuốc như: Gừng, Sả, Tỏi, Kinh giới, Húng chanh (Tần lá dày), Húng Quế, Hẹ…trái chứa nhiều chất antioxidant, vitamin C, Caroten (trái Bơ, Cam, Quít, Bưởi, Ớt chuông, sê ri, Kiwi, Táo, Lê, Chuối, Cà chua…). Uống đủ nước sạch.- Bài thuốc: Nhân sâm bại độc tán (Nhân sâm, Xuyên khung, Sài hồ, Khương hoạt, Độc hoạt, Cát cánh, Tiền hồ, Chỉ sác, Phục linh, Cam thảo B); Tang cúc ẩm (Lá dâu, Hạnh nhân, Cam thảo, Liên kiều, Cúc hoa, Cát cánh, Bạc hà, Lô căn); Ma hoàng thang (Ma hoàng, Quế chi, Hạnh nhân, Chích cam thảo); Ngọc bình phong tán (Hoàng kỳ, Phòng phong, Bạch truật)…
- Chế phẩm (hoặc thuốc hoặc thực phẩm chăm sóc sức khỏe): Cao Lỏng Nhân sâm bại độc, Đại tần giao BVP, Viên Cảm cúm Tín Phong, trà Lado Gừng - Sả…
- Một số dược liệu nấu hay hãm trà uống ngày hàng ngày như: Xích linh chi, Bạch sâm, Hồng sâm, Đông trùng hạ thảo, Đinh lăng…